• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đường ngang dân sinh - "Thủ phạm" gây tai nạn đường sắt

(Chinhphu.vn) - Theo số liệu từ Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và Cứu nạn đường sắt Việt Nam, có tới 97,5% số vụ tai nạn giao thông đường sắt là do các nguyên nhân khách quan. 72,9% số vụ tai nạn tập trung chủ yếu tại các đường ngang.

27/08/2013 15:25

Đường dân sinh cắt ngang đường sắt là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT

Hiện nay, trên mạng lưới đường sắt cả nước với chiều dài 3.143km vẫn còn 6.297 đường ngang, trong đó có 1.497 đường hợp pháp và 4.800 đường ngang dân sinh bất hợp pháp, bình quân khoảng 400m đường sắt lại có 1 đường ngang dân sinh.

Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hầu hết các vụ TNGT đường sắt là do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang.

Đó là tình trạng không chú ý quan sát biển báo, tín hiệu tại đường ngang, tín hiệu của nhân viên gác chắn, không làm chủ được tốc độ, hoặc cố tình vượt qua đường ngang khi thiết bị tín hiệu cảnh báo tự động đã báo hiệu có tàu sắp đến hoặc không chú ý quan sát tàu hỏa trước khi vượt qua đường ngang.

Bên cạnh đó, tai nạn xảy ra tại các đường ngang còn do một số nguyên nhân khác như: Tầm nhìn của cả hai phía đường sắt và đường bộ tại khu vực đường ngang bị hạn chế; bề mặt đường bộ đoạn qua đường ngang không êm thuận; đường ngang thiếu biển báo, vạch chỉ dẫn, gờ giảm tốc; đường ngang vi phạm các quy định về an toàn như góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ quá nhỏ, độ dốc đoạn đường bộ trước khi vào đường ngang quá lớn...

Thực tế tình hình TNGT đường sắt xảy ra tại các địa phương năm 2012 cho thấy, địa phương nào quan tâm chỉ đạo tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các đường ngang thì TNGT đường sắt giảm sâu so với cùng kỳ.

Cụ thể, Hà Nội xóa bỏ được 21 đường ngang, cảnh giới được 22 đường ngang nên TNGT đường sắt trong năm 2012 giảm so với cùng kỳ 2011 là 21,3% về số vụ, 18% về số người bị chết và 16,9% về số người bị thương.

Tương tự, Hà Nam xóa bỏ được 32 đường ngang, cảnh giới được 6 đường ngang, tai nạn giảm so với cùng kỳ là 33,3% về số vụ, 35% về số người bị chết và 48% về số người bị thương.

Ngược lại, tại các địa phương khi chính quyền và ngành Đường sắt chưa phối hợp tốt việc xóa bỏ các đường ngang bất hợp pháp thì tai nạn tăng so với cùng kỳ ở cả 3 tiêu chí. Ví dụ ở Thái Nguyên, do chưa tổ chức cảnh giới và chưa xóa bỏ được đường ngang dân sinh nên năm 2012 tai nạn tăng 100% so với cùng kỳ.

Thiết nghĩ, để đẩy lùi và giảm thiểu TNGT đường sắt thì việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các đường ngang đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong đó, sự phối hợp đồng bộ và quyết liệt của chính quyền các địa phương có đường sắt đi qua, cùng ngành Đường sắt là hết sức cần thiết.

Toàn Thắng