• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cách tiếp cận mới trong phát triển bền vững lưu vực sông, bờ biển

(Chinhphu.vn) - Ngày 21/11 tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra đối thoại bàn tròn cấp cao về quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng-Quảng Nam với cách tiếp cận “từ đầu nguồn xuống biển”.

21/11/2015 18:05

 Sạt lở nghiêm trọng bờ biển Hội An trong những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Mục tiêu đối thoại nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn trong mối quan hệ với vùng bờ biển Đà Nẵng-Quảng Nam, các rào cản đối với phát triển bền vững lưu vực sông và vùng bờ biển. Từ đó, tăng cường cơ chế điều phối liên vùng và phối hợp liên ngành trong quản lý tổng hợp dựa trên cách tiếp cận “từ đầu nguồn xuống biển”.

Tiếp cận “từ đầu nguồn xuống biển”

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Từ đầu nguồn xuống biển” là cách tiếp cận mới mẻ để phát triển bền vững vùng bờ, đòi hỏi phải tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành, khuyến khích và thể chế hóa sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong phạm vi lưu vực sông và vùng bờ biển.

Vấn đề đặt ra là làm sao để xử lý ô nhiễm các lưu vực sông, ven bờ bởi theo đánh giá của các nhà khoa học, tổ chức quốc tế thì 80% ô nhiễm vùng bờ bắt nguồn từ vùng sông, nhất là ô nhiễm chất thải rắn từ trong lục địa, sông suối, bờ đổ ra biển. Đó là thách thức đặt ra cho các địa phương ven biển. Đối với các lưu vực sông, ngoài chất thải còn đổ ra cửa biển lượng bùn cát dẫn đến xói lở bờ sông, sạt lở bờ biển.

Đà Nẵng, Quảng Nam, đặc biệt là TP. Hội An đứng trước nguy cơ sạt lở bờ biển nghiêm trọng, đòi hỏi phải tìm cách tiếp cận, quản lý tổng hợp để hạn chế mức thấp nhất các thách thức, quản lý bền vững vùng bờ trong đó có các lưu vực sông.

Ông Jake Brunner (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) cho rằng, hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của miền Trung và cả Việt Nam. Với đặc điểm sông có độ dài ngắn, độ dốc lớn nên những gì xảy ra ở đầu nguồn đều tác động nhanh chóng đến hạ du, làm thay đổi về môi trường, địa chất và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Do đó, cần quản lý tổng hợp, toàn diện và cần bắt đầu từ nguồn.

Người dân Hội An đang phải “sống chung” với sạt lở. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Cần một giải pháp liên vùng

Theo PGS.TS Chu Ngọc Hồi, Trưởng Ban điều phối Quốc gia sáng kiến “Rừng ngập mặn cho tương lai” (MFF), vấn đề quản lý tổng hợp không gian để tích hợp các chiến lược và kế hoạch phát triển từ đất liền ra biển đã được đề cập và ứng dụng ở nước ngoài khoảng 10 năm qua. Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Để áp dụng thành công, cần có sự nhận thức ở cấp cao, ở những người hoạch định chính sách và ra quyết định về các phương án phát triển vùng bờ.

Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn và vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của cả hai địa phương. Việc xây dựng một chương trình liên vùng nhằm quản lý tổng hợp khu vực này là rất cần thiết.

Chương trình liên vùng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm, quản lý chất thải, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm tính lành lặn của các hệ sinh thái, quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững.

Lưu Hương