• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn kế toán nợ công

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán nợ công, bao gồm kế toán vay nợ và trả nợ vay nước ngoài, các khoản cho vay từ nguồn vốn vay nợ nước ngoài; kế toán vay và nợ vay trong nước; thống kê các khoản bảo lãnh của Chính phủ trong hoạt động vay nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

21/05/2018 18:32

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, đối tượng kế toán nợ công là các khoản vay, lãi phí đi vay và trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Nội dung kế toán nợ công là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về tình hình vay, lãi phí đi vay và tình hình trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Nhiệm vụ của kế toán nợ công là thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý về các khoản vay và tình hình trả nợ vay nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương. Kiểm soát việc chấp hành chế độ thanh toán và các quy định liên quan đến vay nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Về phương pháp ghi chép và phân loại nợ công, dự thảo nêu rõ: Kế toán nợ công được thực hiện theo phương pháp “ghi sổ kép”, trên cơ sở dồn tích. Các khoản vay nợ có thời hạn dưới 1 năm được phản ánh vào tài khoản Vay ngắn hạn; các khoản vay nợ có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm được phản ánh vào tài khoản vay trung hạn; các khoản vay nợ có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm trở lên được phản ánh vào tài khoản vay dài hạn.

Kỳ kế toán nợ công ngoài gồm: Kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm. Báo cáo nợ công được lập theo kỳ 6 tháng và 1 năm.

Đối với công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, dự thảo quy định, Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, bao gồm: Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia; vay và trả nợ của Chính phủ; vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh; vay và trả nợ trong nước của chính quyền địa phương; vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương