• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thống nhất quy định từ phòng, chống tác hại đến quản lý sản xuất, kinh doanh thuốc lá

(Chinhphu.vn) - Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật quy định về việc phòng, chống tác hại của thuốc lá có khoảng 75 văn bản. Tuy nhiên các quy định còn nằm rải rác ở nhiều văn bản, nhiều nội dung chưa theo kịp với thực tiễn mới nảy sinh. Bởi vậy dự thảo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá đang được Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đã nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, xây dựng chính sách, ngành y tế và của cả doanh nghiệp, người dân.

06/07/2011 18:51


Ảnh Chinhphu.vn

Trong Hội thảo về dự án Luật phòng, chống tác hại thuốc lá diễn ra vào sáng nay 6/7, tại Hà Nội, các đại biểu tham dự là cán bộ quản lý ngành, các chuyên gia xây dựng luật, đại diện y tế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá,... đều nhất trí với việc cần thiết phải xây dựng Luật này.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, Dự Luật này đã cơ bản tập hợp được toàn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thuốc lá vào trong một văn bản luật thống nhất. Việc này sẽ góp phần quản lý chặt chẽ ngành thuốc lá phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện hơn trong việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá.

"Luật được ban hành thì ngành thuốc lá sẽ có một văn bản quy phạm pháp luật quy định xuyên suốt từ phòng chống tác hại thuốc lá, đầu tư vùng nguyên liệu, quản lý sản xuất kinh doanh, nhãn mác, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc lá...", Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nói.

Hiện nay, ở nước ta, tỷ lệ  người đang hút thuốc lá, thuốc lào ở người trưởng thành (15 tuổi trở lên) là 23,8% (khoảng 15 triệu người). Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người).

Tại Việt Nam, trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng hàng thứ hai sau HIV và tiếp theo là rượu và tai nạn giao thông.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người (tức là gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm), ước tính có khoảng 8 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K,  Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng hiện nay số bệnh nhân bị ung thư ngày càng tăng trong đó có nguyên nhân từ thuốc lá, do đó nhà nước cần phải tăng giá bán thuốc để làm giảm cầu thuốc lá.

Dự thảo Luật phòng, chống tác hại thuốc lá đã đưa ra 10 điều quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, như: thông tin truyền thông, địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn, in nhãn thuốc lá, thuế để giảm cầu thuốc lá và giá bán tối thiểu thuốc lá, hỗ trợ cai nghiện thuốc lá...

Góp ý kiến vào những nội dung này, một số đại biểu đề nghị nên in cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh trên ít nhất 30% diện tích mặt chính trước của vỏ bao bì thuốc lá, sau đó có lộ trình tăng dần về in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo công ước khung FTCT (Công ước khung về kiểm soát thuốc lá).

Đa số các ý kiến tại hội thảo đồng tình với quy định tại Điều 28 của dự Luật về khoản trích nộp của người sử dụng thuốc lá cho phòng, chống tác hại của thuốc lá và nâng cao sức khỏe của cộng đồng.

Điều 28 của dự Luật quy định mức trích nộp này được tính bằng tỷ lệ % trên giá bán thuốc lá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (đã có thuế thu nhập nếu có) nhưng tối đa không quá 2%; khoản trích nộp này do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá nộp thay, được kê khai và nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

Cũng tại hội thảo, có ý kiến đề nghị nên đổi tên Dự án Luật này thành Luật kiểm soát thuốc lá, hoặc Luật kiểm soát và phòng, chống tác hại thuốc lá để phù hợp với tên gọi của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (The Frame Convention on Tobaco ControL) mà Việt Nam là thành viên và một số nước khác cũng đã ban hành Luật kiểm soát thuốc lá.

Theo kế hoạch, dự thảo Luật này sẽ được tiếp tục hoàn thiện và dự kiến trình Chính phủ vào phiên họp thường kỳ tháng 7 tới.

Hoàng Diên