• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thị trường EAEU: Cơ hội nhiều, thách thức cũng không nhỏ

(Chinhphu.vn) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực mở ra một cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp (DN) hai bên, giảm bớt các rào cản thuế quan, phi thuế quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong EAEU.

12/10/2016 15:43
Hội nghị “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EAEU có hiệu lực”. Ảnh: VGP/Lê Anh

Đây là nhận định chung được các đại biểu đưa ra khi tham dự Hội nghị “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên minh Kinh tế Á-Âu khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EAEU có hiệu lực” do Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM ngày 12/10.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), khó khăn chung của các DN Việt Nam khi xuất khẩu sang Nga và các nước thuộc EAEU là rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật khác biệt, chi phí vận tải, logistic và phương thức thanh toán.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của DN Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng... với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự Việt Nam tại thị trường Nga như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...

Tại hội nghị, nhiều hiệp hội, ngành hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ bày tỏ lo lắng với cơ chế phòng vệ ngưỡng mà Liên minh Kinh tế Á-Âu đưa ra, điều này sẽ tạo thêm thủ tục hành chính cũng như hạn chế DN Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Đại diện Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định thị trường Nga rất tiềm năng cho ngành hồ tiêu. Tuy nhiên, nếu trong Hiệp định thương mại tự do với EAEU không cắt giảm thuế cho mặt hàng hồ tiêu đã qua chế biến mà chỉ áp dụng cho xuất khẩu thô thì DN sẽ rất khó xuất khẩu mặt hàng này, do chi phí vận chuyển lớn, trong khi xuất khẩu thô mang lại giá trị kinh tế không cao.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai , Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết TP. Moscow (Nga) có chủ trương dành một khu đất cho các DN Việt Nam xây khu công nghiệp nhẹ, vì vậy, các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ các DN Việt Nam xúc tiến việc xây dựng khu công nghiệp này, giảm chi phí vận chuyển, giảm cạnh tranh, mở rộng thị trường...

Bà Trịnh Thu Hiền, Trưởng phòng Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng lưu ý các DN Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường các nước EAEU về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) khai báo bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Hàng nông sản, không phải cứ có hóa đơn trong nước là được công nhận hàng xuất xứ Việt Nam, mà DN cần bổ sung C/O xác nhận vùng nguyên liệu và mùa vụ.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và khối Liên minh Kinh tế Á-Âu về kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh với các sản phẩm có nguồn gốc động vật xuất khẩu giữa hai bên.

Các hiệp hội, ngành hàng trong nước cần phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện bài bản việc tuyên truyền hàng Việt tại thị trường Liên minh Kinh tế Á-Âu. Đẩy mạnh kết nối các trung tâm thương mại của Việt kiều tại khối liên minh, hoặc hiệp hội các DN tại liên minh với các DN Việt Nam nhằm xúc tiến tiêu thụ hàng Việt, kết nối giao thương với các DN. Từ đó tìm ra các giải pháp hỗ trợ nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa.

Chia sẻ về những khó khăn trong phương thức thanh toán, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) đã ký hợp tác về kênh thanh toán song phương. Hạn mức thanh toán khoảng 100 triệu USD giữa phía BIDV và VTB. DN có thể lựa chọn thanh toán đồng Ruble, VND hoặc USD với thời gian nhanh, nếu hồ sơ đầy đủ chỉ khoảng 30 phút.

BIDV miễn phí cho DN qua kênh thanh toán này, giúp DN hạn chế rủi ro qua thanh toán qua kênh chính thống. BIDV cam kết hỗ trợ tư vấn thị trường, hỗ trợ về vốn cho các DN.

Lê Anh