• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Về tính thời gian đi hợp tác lao động để hưởng bảo hiểm xã hội

(Chinhphu.vn) – Bà Lê Thị Sinh (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) sinh năm 1961, được cử đi lao động hợp tác tại Liên Xô từ tháng 4/1982 đến tháng 10/1986. Từ tháng 12/1989 đến nay bà Sinh làm công nhân tại Trạm đầu máy Mạo Khê, tỉnh Quảng Ninh.

13/03/2012 10:21

Trong thời gian đi lao động hợp tác tại Liên Xô và sau khi trở về nước đến nay bà Sinh chưa nhận được bất cứ một khoản trợ cấp nào. Vậy thời gian bà Sinh đi lao động hợp tác tại Liên Xô có được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu theo Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 9/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không?

Về vấn đề trên, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh trả lời như sau:

Theo Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 9/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, đối tượng áp dụng của Thông tư là: "Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài về nước trước ngày 1/1/2007 nhưng không đúng hạn..."

Theo đơn trình bày, bà Sinh có quá trình công tác từ năm 1981 đến tháng 3/1982 là lao động tự do, từ tháng 4/1982 đến tháng 10/1986 được Ty Lao động tỉnh Quảng Ninh cử đi lao động hợp tác tại Liên Xô, từ tháng 11/1986 đến tháng 11/1989 là lao động tự do, từ tháng 12/1989 đến nay là công nhân trạm đầu máy Mạo Khê thuộc Xí nghiệp đầu máy Yên Viên.

Như vậy, bà Sinh không phải là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân thuộc biên chế được cử đi học lao động hợp tác nên bà không thuộc đối tượng giải quyết theo Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 9/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trường hợp của bà Sinh khi về nước chưa được giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Thông tư liên Bộ số 12/TT-LB ngày 1/8/1992 và số 24/TT-LB ngày 19/9/1994 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đến nay chưa có văn bản nào hướng dẫn được tính thời gian đi hợp tác lao động để hưởng bảo hiểm xã hội.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân