• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng đi hạn chế ‘tín dụng đen’ hiệu quả

(Chinhphu.vn)- Trong khi các ngân hàng thương mại thường “bám trụ” chủ yếu ở thành phố, thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn nỗ lực tìm mọi cách để đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa của đất nước, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

03/04/2019 13:58

Năm 2017, được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước, Agribank triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nhằm mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa. Sau thời gian thử nghiệm và đem lại hiệu quả, tháng 1/2018, Agribank đã chính thức triển khai điểm giao dịch lưu động tại 62 tỉnh, thành phố với tổng số 68 xe.

Sau 1 năm triển khai chính thức, đến 28/2/2019, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng Agribank đã thực hiện được 3.641 phiên giao dịch, cung cấp dịch vụ cho hơn 376.371 khách hàng tại địa bàn 389 xã, tổng số tiền giải ngân đạt 1.449 tỷ đồng.

Hoạt động thông quan điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả của Agribank với chính quyền địa phương, các tổ chức hội; tạo điều kiện để chính quyền địa phương, tổ chức hội tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chính sách tín dụng Ngân hàng, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến… góp phần nâng cao dân trí của người dân, tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Cái được lớn nhất

Việc triển khai dịch vụ điểm giao dịch bằng xe ô tô chuyên dùng đã có hiệu quả khi vừa tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng, vừa góp phần đẩy lùi nạ “tín dụng đen”.

 Nhận thức trách nhiệm của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định không đứng ngoài cuộc trước tình trạng “tín dụng đen” tồn tại ở các vùng quê. Vì vậy, Agribank tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân. Đến nay, dư nợ cho vay qua tổ đạt trên 115.000 tỷ đồng với hơn 1,4 triệu tổ viên.

Bên cạnh đó nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho mọi người dân, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”, Agribank còn đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, thời gian giải ngân nhanh, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn đột xuất, chính đáng của người dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế khó khăn.

Bằng việc kết hợp điểm giao dịch lưu động với cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho “tam nông”, cải thiện đời sống của người dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, tạo cơ hội cho các hộ thu nhập thấp không có tài sản thế chấp tiếp cận được ngồn vốn vay với thủ tục đơn giản, tiện lợi. Bên cạnh đó, việc triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận kịp thời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giải pháp hữu hiệu góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

 Với những kết quả tích cực đạt được của giai đoạn I, có thể nói điểm giao dịch lưu động là một trong các giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho cả Agribank và khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng thuộc vùng sâu, vùng xa. Điểm giao dịch lưu động đã góp phần giúp Agribank phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đồng bằng. Từ đó góp phần chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, củng cố và nâng cao niềm tin của người dân. Đây cũng điều kiện thuận lợi góp phần tăng cường uy tín, vị thế của Agribank, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Đầu tư vào lĩnh vực được cho là bấp bênh, nhiều rủi ro nhưng Agribank luôn nỗ lực tìm giải pháp mới trong việc đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn. Việc triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể nói là hướng đi riêng, hiệu quả cao của Agribank.

Anh Minh