• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Châu Phi đẩy mạnh phát triển cao su

(Chinhphu.vn)- Không chỉ gia tăng diện tích trồng cao su, các nhà sản xuất cao su của châu Phi còn khéo léo trong việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng với giá phải chăng để nâng vị thế sản phẩm cao su của mình trên thị trường thế giới.

03/12/2010 11:30

Nhu cầu về cao su tự nhiên của Trung Quốc và một số nước châu Á tăng mạnh đã làm giá cao su tăng lên mức kỷ lục. Khu vực châu Á tiêu thụ tới 85% sản lượng cao su thế giới. Một trong những ngành dùng nhiều nguyên liệu này nhất là công nghiệp sản xuất săm lốp đang phát triển mạnh nhờ vào 2 thị trường tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, thị trường cao su thế giới trong những năm qua đã có sự thay đổi lớn.

Mặc dù hiện nay các nước Đông Nam Á (như Malaysia, Thái Lan, Indonesia) chiếm tới 90% sản lượng cao su thế giới nhưng châu Phi hàng năm vẫn tăng diện tích trồng loại cây này và vị thế của họ trên thị trường thế giới không ngừng tăng lên.

Đánh giá về tương lai cây cao su ở châu Phi, Thierry Serres, Giám đốc phụ trách về cao su tự nhiên của Tập đoàn Michelin cho rằng châu Phi có những lợi thế để phát triển việc trồng cây cao su như khí hậu và đất đai thuận lợi, có sẵn đất để mở rộng diện tích trồng cao su... Ngoài nguồn nhân lực dồi dào, châu Phi còn có một lợi thế khác là gần các cơ sở sản xuất châu Âu.

Các nhà sản xuất châu Phi cũng đã khéo léo trong  việc cung cấp cho khách hàng mới những sản phẩm cao su với giá cả phải chăng, đến mức ngay cả 2 quốc gia lớn trên thế giới về sản xuất cao su là Malaysia và Thái Lan cũng thích nhập khẩu nguyên liệu cao su của các nước Tây Phi hơn là mua từ những nước láng giềng như Indonesia.

Mai Hằng