• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chứng khoán, giá dầu "đổ dốc"

(Chinhphu.vn) - Chứng khoán châu Âu và Mỹ tiếp tục "đổ dốc" trong phiên 24/7, sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's của Mỹ cuối ngày 23/7 đã hạ triển vọng kinh tế của Đức, Hà Lan, Luxembourg từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực".

25/07/2012 15:18

Động thái này được cho là đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng không có bất cứ nền kinh tế nào ở châu Âu, ngay cả nền kinh tế lớn nhất "lục địa già" là Đức, có thể "miễn nhiễm" với cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở Eurozone.

Moody's cho biết ba nước có mức xếp hạng tín nhiệm AAA nói trên đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng rõ rệt của việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone và khả năng phải cứu trợ Tây Ban Nha và Italia.

Phản ứng mạnh mẽ với thông tin này, các sàn chứng khoán lớn của châu Âu đều tiếp tục mang sắc đỏ. Chốt phiên 24/7, chỉ số FTSE 100 tại London giảm 0,63% xuống 5.629,09 điểm; chỉ số DAX 30 tại Frankfurt giảm 0,45% xuống 6.390,41 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris giảm 0,87% xuống 3.074,68 điểm.

Thị trường chứng khoán Madrid còn giảm tới 3,58%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2003, trong khi chỉ số chủ chốt tại Sàn chứng khoán Milan cũng mất 2,7% giá trị.

Cùng với nỗi lo Eurozone, báo cáo ảm đạm về lĩnh vực chế tạo của Mỹ cùng với lợi nhuận không mấy khả quan của các doanh nghiệp trong nước đã làm chứng khoán Wall Street sa sút mạnh. Chốt phiên 24/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones trải qua phiên thứ ba liên tiếp giảm ba con số, với 104,14 điểm (0,82%) xuống 12.617,32 điểm.

Mở cửa phiên 25/7, các sàn chứng khoán chủ chốt của châu Á cũng đồng loạt đi xuống do tác động của chứng khoán phương Tây đêm trước. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 để mất tới 124,29 điểm xuống 8.363,80 điểm chỉ trong 30 phút đầu giao dịch. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 5/6/2012, chỉ số này giảm xuống dưới 8.400 điểm.

Hai sàn chứng khoán của Trung Quốc cũng không tránh khỏi xu hướng chung ngay từ lúc mở cửa. Theo đó, chỉ số Hang Seng (Hồng Công) giảm 183,08 điểm xuống 18.720,12 điểm và chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại Thượng Hải cũng giảm 5,61 điểm xuống 2.140,98 điểm.

Giá dầu giảm

Giá dầu lùi bước tại châu Á khi bắt đầu phiên giao dịch 25/7, ngược với xu hướng đi lên đêm trước tại Mỹ và châu Âu.

Theo đánh giá của giới phân tích, tâm lý của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều từ nỗi lo thường trực về cuộc khủng khoảng nợ tại Eurozone.

Sáng 25/7 trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 giảm 18 xu xuống 88,32 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 42 xu còn 103 USD/thùng.

Giới đầu tư đang bị cuộc khủng hoảng nợ kéo dài và ngày càng trầm trọng tại châu Âu làm cho hoảng sợ, nhất là khi lãi suất đi vay của Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone - tăng lên mức cao mới trong ngày 24/7 và điều này làm dấy lên những lo ngại về khả năng Madrid sẽ xin cứu trợ từ bên ngoài.

Nhà chiến lược thị trường Justin Harper thuộc Công ty IG Markets tại Singapore cho rằng nỗi lo Tây Ban Nha xin cứu trợ tiếp tục bao trùm khắp các thị trường, vì rõ ràng là mức lãi suất trái phiếu Tây Ban Nha đang cao không thể chịu đựng nổi và nước này cần hành động để khôi phục lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's của Mỹ cuối ngày 23/7 đã hạ triển vọng kinh tế của Đức, Hà Lan, Luxembourg từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", chi phí đi vay của Tây Ban Nha lập tức tăng lên mức cao chưa từng thấy, trên 7,5% và mức trên 7% đã buộc các nước khác phải tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.

Mai Hằng