• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thị trường lao động Trung Quốc chuyển dịch mạnh

(Chinhphu.vn) - Hiện tượng tuyển dụng lao động khó khăn của khu vực duyên hải Trung Quốc cho thấy nền kinh tế khổng lồ này đang có sự chuyển dịch mạnh.

07/04/2010 17:37

Việc nông dân Trung Quốc làm công đưa ra yêu cầu cao hơn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình "thiếu nguồn lao động" - Ảnh: BBC

Kể từ đầu năm đến nay, song song với việc kinh tế Trung Quốc phát triển theo chiều hướng tốt, các khu vực phát triển duyên hải – biểu tượng thành công của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng "thiếu nguồn lao động", một số doanh nghiệp không thể tuyển đủ số lượng công nhân.

Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài việc nâng cao đãi ngộ cho người lao động và chuyển dịch mang tính khu vực, điều quan trọng hơn của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay là đẩy mạnh nâng cấp kết cấu ngành nghề và thay đổi cục diện hoàn toàn dựa vào sức lao động rẻ tiền.

 Kể từ đầu năm 2010 đến nay, kinh tế thế giới khôi phục về tổng thể, đơn đặt hàng của rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng lớn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp như sản xuất đồ điện, chế tạo máy móc, dệt may, sản xuất giày... ở khu vực duyên hải Đông Nam lại thiếu công nhân lành nghề một cách nghiêm trọng, rất nhiều địa phương đã xuất hiện hiện tượng "thiếu nguồn lao động". Điều này đã dẫn đến sự quan tâm rộng khắp của xã hội.

Thứ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực và Đảm bảo xã hội Trung Quốc Hồ Hiểu Nghĩa nói rằng "thiếu nguồn lao động" là hiện tượng mang tính giai đoạn. Theo điều tra của Bộ này,  nhu cầu tuyển dụng công nhân đã tăng 15% so với năm ngoái. Một số ngành nghề ở khu vực duyên hải đã xuất hiện hiện tượng tuyển dụng công nhân gặp khá nhiều khó khăn.

Do chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, bắt đầu từ 6 tháng cuối năm 2008, rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc buộc phải giảm sản lượng và ngừng sản xuất, hàng loạt công nhân mất việc làm và trở về quê. Do những năm gần đây kinh tế của các khu vực như miền Trung, miền Tây và khu vực Đông Bắc Trung Quốc phát triển rất nhanh, phần lớn người trở về quê có thể tìm việc làm một cách nhanh chóng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ở vùng duyên hải hầu như đã mất thế mạnh rõ ràng về lương bổng, an sinh xã hội, tương lai phát triển của cá nhân..., cho nên từ khi khủng hoảng kinh tế dịu bớt, rất nhiều người vẫn lựa chọn làm việc ngay tại quê hương, không muốn xa nhà tìm việc làm nữa.

Ngoài ra, nông dân làm công đưa ra yêu cầu cao hơn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình "thiếu nguồn lao động" kể trên. Nông dân làm công thế hệ 8X và 9X có tư tưởng thông thoáng hơn, trình độ tiếp thu giáo dục cao hơn. Chính vì vậy, họ có yêu cầu cao hơn về môi trường việc làm, thù lao cũng như phúc lợi xã hội.

Trước hiện tượng này, Giám đốc Ban Nghiên cứu Dân số và Kinh tế lao động thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Thái Phỏng nói rằng xét về ý nghĩa nào đó, hiện tượng "thiếu nguồn lao động" là một hiện tượng tốt, có lợi cho thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân làm công và chuyển dịch mang tính khu vực, bên cạnh đó có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động hoặc thụ động đẩy nhanh tốc độ nâng cấp kết cấu ngành nghề và cải tạo kỹ thuật, nhằm thực hiện sự phát triển bền vững.

Kể từ đầu tháng 3 đến nay, các tổ chức như cơ quan dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ... đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm làm dịu hiện tượng thiếu nguồn lao động, tổng cộng tổ chức hơn 5.000 buổi tuyển lao động, bắc cầu nối cho các doanh nghiệp và người lao động của các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức tập huấn cho người lao động, nhờ đó đã làm dịu phần nào khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân cho một số doanh nghiệp.

Hiện tượng tuyển dụng lao động khó khăn của khu vực duyên hải Trung Quốc cho thấy nền kinh tế khổng lồ này đang có sự chuyển dịch mạnh, khiến nhà chức trách cần có sự điều chỉnh thích hợp.

Nguyễn Chiến