• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần luật hóa loại hình lao động giúp việc gia đình

(Chinhphu.vn) – Với nhu cầu ngày càng gia tăng về lao động giúp việc gia đình tại các đô thị, cần thiết phải có cơ sở pháp lý rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho cả gia chủ và người lao động.

22/12/2013 15:15

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 200.000 lao động giúp việc gia đình (GVGĐ), trong đó phụ nữ chiếm tới hơn 90%. Các chủ sử dụng lao động hầu hết tìm người giúp việc qua quan hệ cá nhân, ít qua trung tâm giới thiệu việc làm, vì vậy người GVGĐ không được đào tạo kỹ năng, chất lượng lao động không cao. Không những thế, đa số người lao động GVGĐ không tham gia BHXH hoặc bất kì loại bảo hiểm nào. Hợp đồng giữa chủ nhà và người giúp việc lại thường là hợp đồng miệng vì vậy rất khó xử lý khi có tranh chấp xảy ra…

“Hợp đồng miệng” – Người lao động dễ bị lợi dụng

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng thì việc thực hiện theo luật vẫn chưa được người lao động và người sử dụng lao động chấp hành. Bản thân người lao động thiếu kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Cụ thể, 91,5% hợp đồng lao động giữa gia chủ và người GVGĐ là “hợp đồng miệng”. Người GVGĐ chưa thấy được lợi ích của việc ký hợp đồng do không muốn bị trói buộc. Đồng thời, gia chủ cũng không muốn chịu trách nhiệm và bị ràng buộc về mặt pháp lý.

Đa số trong các “hợp đồng miệng” giữa hai bên thì nội dung chính được đề cập đến chỉ là công việc, tiền lương, cách trả lương và thời gian nghỉ. 30,8% người GVGĐ có thỏa thuận về thời gian làm việc nhưng không thỏa thuận chính xác làm 8h/ngày. 61,1% người GVGĐ làm trên 8h/ngày, trong đó 35% người GVGĐ làm trên 12h/ngày.

Những nội dung liên quan đến các lợi ích của người GVGĐ như BHYT, BHXH, thời gian nghỉ thai sản… hầu như không được đề cập. Chỉ có 2% người GVGĐ được gia chủ mua cho BHYT và 0,83% được mua BHXH.

Trong khi đó, mục 2, Điều 181 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ: Người sử dụng lao động “trả cho người GVGĐ khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật, để người lao động tự lo bảo hiểm. Tuy nhiên, ít gia chủ và người giúp việc biết đến và hầu như không thực hiện.

Cần luật hóa

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng dự báo số lượng việc làm giúp việc gia đình trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 63% so với năm 2008 (từ 157.000 lên 246.000 lao động) với 98,7% lao động là nữ giới. Tuy nhiên, thực trạng lao động GVGĐ tại Việt Nam còn ít được pháp luật đề cập đến.

Cụ thể, trước năm 2012, lao động giúp việc chỉ được đề cập tại Điều 5, Điều 28, Điều 139 Bộ luật Lao động năm 1994 về vấn đề hợp đồng lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, trợ cấp, ứng xử giữa người GVGĐ của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, những nội dung này còn quy định chung chung, không có hướng dẫn cụ thể và chế tài đi kèm.

Năm 2012, trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), lao động GVGĐ được quy định riêng trong Mục 5, Chương 11, gồm 5 điều từ Điều 179 - Điều 183 được chính thức áp dụng từ ngày 1/5/2013.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc luật hóa vấn đề lao động GVGĐ là rất cần thiết để bảo vệ người lao động cũng như quản lý các cơ sở môi giới, đào tạo.

Theo đó, hợp đồng bằng văn bản sẽ bảo đảm lợi ích cho các bên. Trong trường hợp không có hợp đồng, người giúp việc dễ bị lạm dụng do thời gian làm việc kéo dài, khó phân định thời gian. Thỏa thuận rõ ràng về các chế độ sẽ đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, tránh trường hợp, người giúp việc muốn về quê trong khi gia chủ lại đang có nhiều việc.

"Phụ nữ làm GVGĐ đang gia tăng, việc luật hóa vấn đề lao động GVGĐ là rất cần thiết để bảo vệ người lao động và quản lý các cơ sở môi giới, đào tạo", bà Ngô Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng phát biểu tại cuộc hội thảo “Lao động giúp việc gia đình và chính sách pháp luật liên quan” diễn ra ngày 21/12 tại Hà Nội.

Bà Ngọc Anh cũng cho biết thêm, đại diện Bộ LĐTBXH đã cam kết sẽ đưa danh mục lao động GVGĐ vào danh mục nghề quốc gia. Khi đó, GVGĐ sẽ chính thức trở thành một nghề, người lao động sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo pháp luật như được đào tạo nghề, cấp chứng chỉ hành nghề… và sẽ tránh được những kỳ thị, phân biệt từ xã hội.

Phan Trang