• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội: Tăng viện phí ít ảnh hưởng bệnh nhân nghèo

(Chinhphu.vn) - Bắt đầu từ hôm nay (1/8), Hà Nội chính thức áp dụng mức giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập trên địa bàn với mức tăng bình quân gấp đôi so với mức đang áp dụng.

01/08/2013 10:23

Bà Lưu Thị Liên
Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, bà Lưu Thị Liên về những tác động của đợt tăng viện phí lần này.

 

Thưa bà, mức giá viện phí mới cụ thể được áp dụng từ 1/8 tại Hà Nội là như thế nào?

 Bà Lưu Thị Liên: Theo Nghị quyết 13 của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội phê duyệt ngày 17/7/2013, mức điều chỉnh viện phí từ ngày 1/8/2013 sẽ được áp dụng theo từng hạng của bệnh viện. Theo đó, giá khám bệnh tại bệnh viện hạng I là 17.000 đồng/lần, bệnh viện hạng II là 12.000 đồng/lần.

Giá giường bệnh 1 ngày đối với điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng I, II  là 300.000 đồng/ngày (chưa bao gồm chi phí điều trị máy thở). Giá giường bệnh 1 ngày hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng tại bệnh viện hạng I và 75.000 đồng tại bệnh viện hạng II và hạng III là 52.000 đồng (chưa bao gồm chi phí điều trị máy thở). Với trường hợp nằm ghép 2 người/giường chỉ thu tối đa 50%, nằm ghép 3 người/giường trở lên thì chỉ được thu tối đa 30%/người… 

Việc điều chỉnh trên đã được thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp cần thiết để thực hiện dịch vụ, chưa tính tới các chi phí khác.

Cụ thể, giá viện phí đợt này được xây dựng theo cơ cấu giá của 3/7 cấu thành để hình thành giá dịch vụ kỹ thuật. 3 cấu thành này gồm: tiền điện, tiền nước, khử khuẩn; duy tu bảo dưỡng trang thiết bị y tế, tu bổ một phần nhỏ cơ sở hạ tầng bệnh viện; tiền thuốc, vật tư tiêu hao. Những cấu thành này mang lại lợi tích trực tiếp cho người bệnh. Còn lại 4 cấu thành khác là tiền công, tiền lương, tiền đào tạo, chuyển giao công nghệ, tiền khấu hao nhà cửa, trang thiết bị không có trong cơ cấu giá này.

Việc điều chỉnh viện phí lần này ảnh hưởng thế nào đến người bệnh, đặc biệt là người nghèo?

Tính đến ngày 15/7/2013, Hà Nội có 41 BV công gồm 25 BV đa khoa, 16 BV chuyên khoa và y học cổ truyền, 1 trung tâm giám định y khoa, 1 trung tâm bác sỹ gia đình, 4 nhà hộ sinh và 577 trạm y tế xã, phường.

Đối với những người bệnh đang điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc TP. Hà Nội trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực, vẫn thực hiện mức thu tại Quyết định số 6889/QĐ-UBND ngày 31-12-2009 của UBND TP. và các văn bản hiện hành khác đến khi người bệnh xuất viện.

Bà Lưu Thị Liên: Việc điều chỉnh giá viện phí lần này cũng nằm trong lộ trình thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Nhìn chung, việc điều chỉnh viện phí lần này không ảnh hưởng đến đời sống người nghèo.

Hiện nay, Nhà nước đã hỗ trợ 100% mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo. Khi đi khám chữa bệnh, người nghèo được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế, họ chỉ phải chi trả 5%. Do đó, việc tăng viện phí lần này không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo.

Với các đối tượng khác (trừ người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi) nếu có  thẻ BHYT khi khám bệnh chữa bệnh cũng được quỹ BHYT chi trả 80-95%, người dân chỉ phải đồng chi trả 5-20% chi phí nên cũng không ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ. Tuy nhiên, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là người không có thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Khi điều chỉnh giá viện phí  mới, chất lượng khám chữa bệnh có được nâng lên tương xứng không thưa bà?

Bà Lưu Thị Liên: Tại các cơ sở y tế, không phải đến khi điều chỉnh giá viện phí thì mới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mà đây là công việc thường xuyên và thường quy của ngành Y tế.

Theo đó, hiện nay, ngành Y tế Hà Nội đang đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng khoa khám bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn, vì đây là nơi đầu tiên người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, đồng thời cũng là nơi sàng lọc và chẩn đoán bệnh ban đầu.

Các cơ sở y tế đã thay đổi nhân viên có tâm lý giao tiếp tốt hơn với người dân, đào tạo cán bộ trong giao tiếp, hướng dẫn người dân khi đến khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, trong năm 2012, Sở đã đầu tư cho 20 cơ sở có hệ thống lấy số tự động tại các phòng khám. Trước khi có hệ thống này, đúng là có hiện tượng người dân phải đến bệnh viện từ 2-3 sáng để xếp hàng khám bệnh, nhưng hiện nay, người dân có thể đến từ 7h-7h30 để khám bệnh. Đồng thời, các cơ sở y tế cũng đã bổ sung thêm ghế ngồi, nước uống, quạt, điều hòa trong các phòng khám bệnh để người dân ngồi chờ.

Ngoài ra, thời gian chờ đợi khám bệnh của người dân hiện nay cũng đã giảm rất nhiều, từ nửa ngày đến 1 ngày trước kia thì nay giảm xuống tối thiểu 2-3 tiếng đồng hồ hoặc tùy theo chỉ định thăm dò chức năng, xét nghiệm ở từng người bệnh cụ thể.

Tuy nhiên cũng có những bệnh viện quá đông, 1 ngày phải tiếp đón 1.000-1.500 người đến khám, trong khi việc mở rộng bệnh viện là không thể, vì vậy, các bệnh viện phải tăng bàn khám, tăng các điểm hướng dẫn, thu viện phí, tạo thuận lợi cho người bệnh và giảm tối đa thời gian chờ khám. 

Còn về lâu dài, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển y tế chuyên sâu, giảm quá tải tuyến trên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường chất lượng chuyên môn tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ Thành phố tới tuyến y tế cơ sở.

Xin trân trọng cám ơn bà!

Thúy Hà