• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội thảo quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận

(Chinhphu.vn) - Đây là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, đặc biệt tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình.

09/10/2014 16:30

Hội thảo có sự tham gia của các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Trong hai ngày 9-10/10/2014, Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) và Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức) đồng tổ chức Hội thảo quốc tế "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác".

Tham dự hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ CHLB Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và đông đảo các chuyên gia Việt Nam đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm của bản đồ chính trị thế giới, nơi diễn ra cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Trung Quốc vừa rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chiến lược xoay trục hướng về Châu Á và ASEAN đang gấp rút hoàn thành mục tiêu xây dựng cộng đồng vào năm 2015.

Đây là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, đặc biệt tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình, hợp tác phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Tại Hội thảo, các đại biểu nghe và thảo luận các chủ đề: Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột đang leo thang ở Biển Đông; nhận định quan hệ ngoại giao Trung Quốc đối với Việt Nam; tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trong bối cảnh luật pháp quốc tế, cơ sở pháp lý và các phương thức giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển đảo…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ, thực tiễn cho thấy, trước những tranh chấp lãnh thổ, các nhà khoa học đã đóng vai trò cung cấp luận cứ khoa học, đưa ra các lý lẽ xác thực nhằm đấu tranh hoà bình để bảo vệ chân lý, lẽ phải, đồng thời cũng tránh cho các khu vực rơi vào xung đột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

“Việc tổ chức Hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác”, nơi mà các học giả có thể chia sẻ nhận thức, thảo luận và trao đổi học thuật, cũng là một trong những nỗ lực góp phần vào hoà bình và an ninh trong khu vực. Với tư cách là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết ủng hộ mạnh mẽ những đề tài, dự án nghiên cứu có tác động tích cực tới hoà bình và an ninh trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung” ông Nhạ khẳng định.

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, xét trên nhiều phương diện thì hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong khu vực; bảo đảm an ninh và tự do hàng hải là ý nguyện của cả thế giới, khi mà phần lớn các quốc gia trong khu vực đều nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình và hợp tác; đồng thuận giải quyết các xung đột một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

Các nhà nghiên cứu, học giả của Việt Nam cũng khẳng định với các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Đức, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam trước sau như một khẳng định mong muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Thời gian qua, các học giả, nhà khoa học quốc tế nói chung, của Việt Nam nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện tiếng nói và hành động mạnh mẽ, góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, an ninh trong khu vực. Hội thảo quốc tế này là tiếng nói quan trọng của giới học giả, của "ngoại giao kênh 2", một kênh không thể thiếu được của nền ngoại giao hiện đại, đang ngày càng được thừa nhận một cách rộng rãi. 

Nguyệt Hà