• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mới có 30% chất thải nguy hại được xử lí

(Chinhphu.vn) - Hằng năm, lượng chất thải nguy hại của cả nước ước tới 156.000 tấn. Trong khi đó, mới chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp thu gom, xử lí chất thải. Vì vậy, tổng lượng chất thải nguy hại được xử lý chỉ đạt khoảng 30%.

17/09/2013 09:53

Mới có 30% chất thải nguy hại được xử lý
Ngày 16/9, tại Hội thảo “Tăng cường công tác quản lí chất thải nguy hại” do Cục Quản lí chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường, tổ chức tại TPHCM, rất nhiều ý kiến các chuyên gia cho rằng, bên cạnh xây dựng các cơ sở thu gom và xử lý chất thải nguy hại (CTNH) của từng địa phương thì cần đẩy mạnh hơn nữa các quy định chế tài, cũng như đưa ra các khung pháp lý trong việc xử lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng đối với các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất.

Ông Nguyễn Thành Yên, Trưởng Phòng Quản lí chất thải nguy hại, Cục Quản lí chất thải và Cải thiện môi trường, cho biết lượng CTNH đang ngày càng nhiều do sự phát triển của nền công nghiệp. Tuy nhiên, các cơ sở, doanh nghiệp xử lý CTNH thì chưa phát triển kịp thời cùng với sự gia tăng về số lượng của loại chất thải này. Chính vì vậy, tỷ lệ chất thải qua xử lý còn rất hạn chế.

Đặc biệt, trong quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, dự báo tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến 35 triệu tấn/năm. Trong đó, lượng CTNH sẽ chiếm khoảng 18-25% tại nơi phát sinh chất thải và thành phần chất thải sẽ biến đổi từ chỗ dễ phân hủy sang khó phân hủy, nguy hại hơn.

Mặc dù thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lí, xử lí CTNH, nhưng, theo ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Cục trưởng, Cục Quản lí chất thải và Cải thiện môi trường, việc thực hiện các quy định pháp luật nêu trên tại một số địa phương và các đơn vị hành nghề quản lí CTNH còn nhiều hạn chế. Rất nhiều đơn vị chưa nắm bắt rõ, hoặc hiểu chưa đúng các quy định trong Thông tư 12 về quản lí CTNH, việc áp dụng quy chuẩn để phân định CTNH còn nhiều lúng túng.

Mặt khác, hiện trạng thông tin, số liệu về tình hình phát sinh CTNH hiện nay trên phạm vi toàn quốc chưa đồng bộ, thiếu nhất quán về số liệu phát sinh CTNH nên đã gây khó khăn trong công tác quản lí… Vì vậy, nếu không có các biện pháp quản lí phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do việc phát sinh và xử lí CTNH gây ra.

Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành tại các địa phương để đưa ra các đề án về xử lý chất thải tại các khu công nghiệp trọng điểm, các địa phương có phát sinh nhiều CTNH.

Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng. Rà soát, kiểm soát các cơ sở xử lý chất thải đồng thời áp dụng các công nghệ mới trong việc phân loại, xử lý với từng loại chất thải.

Bên cạnh đó, xây dựng các khung pháp lý, từng bước quy định các khung giá sàn cho việc xử lý chất thải với các đơn vị, cơ sở thu gom, phân loại và xử lý. Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra các đơn vị thu gom, xử lý để kiểm soát chặt quy trình xử lý theo đúng quy định.

Thanh Thủy