• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nếu không có đột phá, người Việt sẽ không còn thuốc chữa bệnh

(Chinhphu.vn) - “Nếu chúng ta không đột phá làm một cuộc cách mạng, đến lúc nào đó, hơn 90 triệu người dân chúng ta không còn thuốc chữa bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

20/11/2015 18:10
Có thể dễ dàng mua thuốc tân dược mà không cần đơn của bác sĩ. Ảnh minh họa
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang đánh giá ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam là khu vực có mức độ kháng thuốc trầm trọng nhất thế giới.

Tại Việt Nam, có tới 75% kháng sinh sử dụng ở các bệnh viện, phòng khám được nghiên cứu là chưa thích hợp do chưa có đủ hệ thống thử nghiệm và kê toa đúng loại kháng sinh phù hợp.

Bên cạnh đó, tình trạng các bệnh lao, sốt rét... kháng thuốc ngày càng tăng. Nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là vi khuẩn gây bệnh kháng các loại thuốc hiện có, dẫn tới không còn thuốc chữa bệnh.

Nguyên nhân của thực trạng này được chỉ ra là do người dân chưa hiểu biết, coi việc tự chữa bệnh là bình thường, cán bộ y tế thì coi hậu quả của kháng thuốc không nghiêm trọng nên kê toa kiểu lạm dụng; nhà thuốc vì lợi nhuận nên sẵn sàng bán thuốc không cần toa, vì cũng không ai kiểm tra giám sát việc này.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đây là ba thành phần đối tượng quan trọng cần phải vận động để phòng chống kháng thuốc. Trong đó, thầy thuốc và cán bộ y tế dứt khoát phải chỉ định, kê đơn dùng thuốc kháng sinh khi cần thiết. Đối với bệnh nhân, cần phải tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rằng phải sử dụng thuốc khi có đơn kê của bác sĩ, đặc biệt là dùng kháng sinh hợp lý, đúng chỉ định.

Với người bán thuốc, theo Luật Dược sửa đổi đang trình Quốc hội lần này, có quy định cấm mua, bán thuốc mà không có toa đơn thuốc của bác sĩ. Khi đó, các dược sĩ, nhân viên bán thuốc ở các hiệu thuốc phải bán thuốc theo đơn, nhất là các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Cũng theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện chưa hành động tích cực với hai đối tượng là người dân và người bán thuốc. Cụ thể, với người bán thuốc, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt thật nghiêm nếu có sai phạm. Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Quản lý Dược nghiên cứu, phối hợp để ban hành Thông tư vấn đề kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn tại các quầy thuốc, đặc biệt là các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.

“Nếu chúng ta không đột phá làm một cuộc cách mạng, đến lúc nào đó, hơn 90 triệu người dân chúng ta không còn thuốc chữa bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Chính vì vậy, trong khuôn khổ Tuần lễ Phòng, chống kháng thuốc (từ 16-21/11), ngày 20/11, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm giữa lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện Tổ chức WHO.

Bộ Y tế cũng đã ban hành kế hoạch hành động Quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013-2020 gửi Chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố và một số bộ, ngành liên quan.

Thông qua chương trình này, Bộ Y tế kêu gọi, mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ; sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi theo đúng hướng dẫn; cán bộ y tế tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý và an toàn cho người bệnh.  

Theo kế hoạch sáng 21/11, Bộ Y tế sẽ tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Kháng kháng sinh tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Thúy Hà