• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm tăng

(Chinhphu.vn) - Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), những tháng đầu năm 2014, số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước có giảm nhưng số người mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

16/06/2014 20:13
Cụ thể, tính đến ngày 10/6, toàn quốc ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.048 người mắc, 1.528 người đi viện và 24 trường hợp tử vong. So với năm 2013, số vụ giảm 12 vụ, số người nhập viện giảm 88 người nhưng số mắc tăng 278 người, số tử vong tăng 7 người.

So với các năm trước, năm nay các sự cố về an toàn thực phẩm diễn ra nhiều ở khu công nghiệp, do thời tiết nóng ẩm thất thường, bảo quản thực phẩm không đảm bảo.

Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong do ngộ độc đối với 24 trường hợp trên chủ yếu là do độc tố tự nhiên trong nấm (12 người), độc tố tự nhiên của cóc là 1 người, độc tố tự nhiên của cá nóc là 1 người, độc tố tự nhiên trong sò biển là 3 người...

Liên quan đến vấn đề các doanh nghiệp sữa dùng những "chiêu thức" như thay đổi mẫu mã, tên gọi, thành phần sữa... để tránh việc bị kiểm soát bởi giá trần, ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, Cục đã lường trước tình hình trên và đã đưa ra 2 tình huống mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Đó là vẫn sản phẩm, mẫu mã sữa như trước đây nhưng doanh nghiệp giảm bớt trọng lượng rồi vẫn bán theo giá cũ hoặc thay đổi thành phần trong sữa. Thứ 2, doanh nghiệp vẫn để nguyên thành phần sữa như trước nhưng thay đổi tên sản phẩm.

"Hiện, Cục đã thành lập tổ xác minh các sản phẩm sữa hoặc sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Tổ công tác có nhiệm vụ phải xác định 2 tình huống trên có xảy ra hay không đối với các sản phẩm sữa của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào không vi phạm, Cục mới cấp phép", ông Lê Văn Giang nhấn mạnh.

Được biết, Bộ Y tế cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính dự định cứ ngày 25 hằng tháng sẽ có báo cáo về những vấn đề liên quan.

Thúy Hà