• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TPHCM: Phấn đấu đẩy lùi bệnh AIDS vào năm 2030

(Chinhphu.vn) – TPHCM sẽ đẩy mạnh các hoạt động đẩy lùi HIV/AIDS bằng cách mở rộng liệu pháp điều trị ART để đạt mục tiêu kết thúc đại dịch vào năm 2030.

10/12/2013 20:11
Ảnh minh họa

TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TPHCM, cho biết mở rộng ART (liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng HIV) sẽ tiếp tục đẩy lùi HIV/AIDS để tiến tới kết thúc đại dịch. Trong đó, thuốc ARV cho điều trị dự phòng là một “vũ khí” quan trọng và quyết định để hướng tới kết thúc dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 1996 đến năm 2012, liệu pháp điều trị ART đã giúp giảm 4,2 triệu ca tử vong do HIV/AIDS và ngăn ngừa 800.000 trẻ không bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, áp dụng ART cũng giúp giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình.

Tại Hội thảo “Định hướng hành động hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS” do Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM tổ chức ngày 10/12, tất cả các chuyên gia đều cho rằng phải nắm được tình hình diễn biến mới của đại dịch để vạch ra những chiến lược mới và hành động mới cho phù hợp với thực tế.

Theo TS Lê Trường Giang, trong thời gian đầu (năm 1990), nguy cơ lây nhiễm HIV chủ yếu qua tiêm chích ma túy thì từ năm 2011, nguy cơ lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Như vậy, mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV để sớm phát hiện người nhiễm HIV là hành động đầu tiên trong nỗ lực kết thúc đại dịch.

Các chương trình tham vấn xét nghiệm để tầm soát HIV phải được tiến hành trên quy mô toàn quốc. Ở TPHCM, hiện đã có 24 cơ sở tham vấn xét nghiệm tại các khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng quận, huyện. Đồng thời, chương trình can thiệp giảm tác hại sẽ được tiến hành. Theo đó mở rộng xã hội hóa chương trình điều trị nghiện bằng Methadone, tăng độ bao phủ của bao cao su lên 90% đến các nhóm nguy cơ cao như mại dâm nam, phụ nữ mại dâm, đối tượng tiêm chích ma túy. Song song với đó, phải tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ của chương trình để người bị nhiễm hay người có nguy cơ lây nhiễm cao được tiếp cận các chương trình một cách dễ dàng.

Đặc biệt, chương trình chăm sóc điều trị cũng phải xây dựng một chiến lược mới, trong đó mở rộng ART là khâu then chốt trong việc kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV.

Thanh Thủy