• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần làm rõ sứ mệnh của doanh nghiệp Nhà nước

(Chinhphu.vn) – Để Luật Doanh nghiệp phản ánh sát bản chất, vị trí, hướng phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi – đánh giá các khoản đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp Nhà nước, các sứ mệnh của loại hình doanh nghiệp này cần được thể hiện rõ ràng hơn.

03/03/2014 11:54
Việc đưa “Doanh nghiệp Nhà nước” vào Dự thảo Luật là cần thiết, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với sự phát triển - Ảnh minh họa

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trước hết phải là doanh nghiệp, có nghĩa là một tổ chức được thành lập với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Điều này đã thể hiện rất rõ trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 4 trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Tuy nhiên, DNNN là loại hình doanh nghiệp đặc thù với hai đặc trưng cơ bản có liên quan với nhau, đó là: Vốn doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước (sở hữu toàn dân) vì vậy ngoài việc phải tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của nhà nước và DNNN phải thực hiện những sứ mệnh riêng phục vụ các lợi ích xã hội khác với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Các đặc trưng trên được thể hiện một phần ở Điều 169 của Dự thảo Luật. Theo nội dung của Điều này “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật này; được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần” và ở Khoản 1 của Điều 170 “DNNN được thành lập để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối, vì lợi ích của tất cả các nhóm dân cư, bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ mà các doanh nghiệp khác không muốn hoặc không thể cung cấp”.

Định nghĩa doanh nghiệp quy định ở Điều 4 và đặc trưng của DNNN quy định ở Điều 169 và Điều 170 đã phần nào đã làm rõ các sứ mệnh chung của các doanh nghiệp và các sứ mệnh riêng của các DNNN.

Tuy nhiên, để Luật Doanh nghiệp phản ánh rõ hơn bản chất, vị trí và hướng phát triển của DNNN, tăng cường tính định hướng các khoản đầu tư của Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi – đánh giá các khoản đầu tư của Nhà nước vào DNNN, các sứ mệnh của DNNN cần được thể hiện rõ ràng hơn trong các Điều khoản của Luật.

Theo quan điểm này, một số nội dung trong các điều ở trên nên xem xét điều chỉnh, chẳng hạn như:

Cụm từ “Vai trò và Chức năng của DNNN” ở Điều 170 của Dự thảo nên được đổi thành “Sứ mệnh và Chức năng của DNNN”.

Lý do là thuật ngữ “sứ mệnh” có tính định hướng mạnh mẽ hơn thuật ngữ “vai trò”, đảm bảo các DNNN không bị chệch hướng khỏi mục tiêu hoạt động, là cơ sở quan trọng để Nhà nước tiến hành theo dõi - đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Cũng với tinh thần này, khoản 1 Điều 170, “DNNN được thành lập để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối, vì lợi ích của tất cả các nhóm dân cư, bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ mà các doanh nghiệp khác không muốn hoặc không thể cung cấp” nên đổi thành “DNNN được thành lập hoặc được Nhà nước đầu tư vốn thực hiện sứ mệnh đáp ứng yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cộng đồng; dẫn dắt sự phát triển của các ngành kinh tế và nền kinh tế; đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế”. Bổ sung cụm từ “hoặc được Nhà nước đầu tư vốn” là cần thiết vì trong một số trường hợp doanh nghiệp không phải do Nhà nước thành lập mà vì một lý do nào đó Nhà nước phải đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này để thực hiện các sứ mệnh của DNNN.

Cụm từ “thực hiện sứ mệnh” làm rõ hơn các định hướng đầu tư vốn của Nhà nước vào các DNNN và định hướng phát triển của DNNN.

Cụm từ “các doanh nghiệp khác không muốn hoặc không thể cung cấp” là không cần thiết vì có một số trường hợp, các doanh nghiệp khác cũng có thể muốn cung cấp nhưng DNNN vẫn tham gia để thực hiện một số sứ mệnh riêng được giao.

Mặt khác, nội dung khoản 2 “Căn cứ Khoản 1 Điều này (Điều 170), DNNN tập trung hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề chính sau đây:

a) Công nghiệp quốc phòng;

b) Các ngành công nghiệp độc quyền tự nhiên;

c) Các ngành, lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu;

d) Một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn”;

nên xem xét lại vì khi tham gia vào các ngành nghề ở trên, không có gì để đảm bảo sứ mệnh của các DNNN được thực hiện một cách đầy đủ.

Tóm lại, việc đưa Chương “Doanh nghiệp Nhà nước” vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là cần thiết nhằm giúp các bên hữu quan thấy được những đặc trưng của DNNN, làm cơ sở để định hướng hoạt động của DNNN, thực hiện tốt hơn quyền sở hữu Nhà nước đối với DNNN, và phát huy tốt hơn vai trò của DNNN đối với sự phát triển.

Tuy nhiên để thực hiện được các mục tiêu trên, Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cần chú ý làm rõ hơn sứ mệnh của DNNN và lấy các sứ mệnh này làm căn cứ để chỉnh sửa các nội dung khác trong chương “Doanh nghiệp nhà nước” của Luật này.

TS. Nguyễn Minh Ngọc

Quyền Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển