• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế KTTT

(Chinhphu.vn) - Các nghị quyết về cải cách cần được cập nhật để phản ánh các ưu tiên và mục tiêu cụ thể cho năm 2015, xem xét tiến độ và bài học rút ra từ thực tế thực hiện cải cách năm 2014.

22/12/2014 20:29
Các chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều khuyến nghị Hội thảo xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Ảnh: VGP/Anh Minh

Đây là ý kiến của ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam tại Hội thảo “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12.

Ông Raymond Mallon đánh giá cao Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 43 về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất của Chính phủ Việt Nam.

Đây là những dấu hiệu hứa hẹn đà đổi mới thông qua cải cách thể chế năm 2014. Đặc biệt, việc sử dụng các tiêu chuẩn của ASEAN đặt làm mục tiêu cho Nghị quyết 19 đang cho thấy rất hiệu quả. Lý tưởng nhất là chọn được các mục tiêu dễ kiểm chứng.

Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định, các nghị quyết về cải cách cần phải được cập nhật để phản ánh các ưu tiên và mục tiêu cụ thể cho năm 2015, xem xét tiến độ và bài học rút ra từ thực tế thực hiện cải cách năm 2014. Cần có sự linh hoạt trong việc xác định và giám sát các chỉ số kết quả để thu thập thông tin về những kết quả cải cách quan trọng nhất.

Cùng với đó, cần tiếp tục duy trì những nỗ lực cải cách, có các quyết định hành chính có tính dễ dự báo hơn với doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Đồng thời, tiếp tục duy trì những nỗ lực gần đây nhằm giảm chi phí tuân thủ, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan, giao dịch đất đai, thanh toán an sinh xã hội…

Ông Raymond Mallon cho rằng, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có khả năng bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu và khuyến khích tăng đầu tư, nhưng cần duy trì những nỗ lực liên tục để đảm bảo thực hiện hiệu quả những văn bản pháp lý, cần phải xây dựng năng lực thể chế đảm bảo các quyền được thực thi với chi phí thấp nhất.

Còn GS Jeongho Kim, Trường Chính sách công và Quản lý, Viện Phát triển Hàn Quốc khẳng định, các Chính phủ đều điều tiết thị trường ở các cấp độ khác nhau. Ngay cả Hoa Kỳ, Chính phủ nước này cũng trợ cấp một số khu vực nhất định của nền kinh tế như nông nghiệp hay nghiên cứu phát triển.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường của Hàn Quốc, GS Jeongho Kim cho biết, gần đây Chính phủ nước này đã giảm sự “cưng chiều” với các Chaebol (tập đoàn lớn), mà thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo dựng một thị trường cạnh tranh.

Đồng thời, Nhà nước không can thiệp rộng vào thị trường, nhưng vẫn có những lĩnh vực cần can thiệp mạnh mẽ.

GS  Jeongho Kim cũng khuyến nghị Việt Nam cần có 3 trụ cột tạo dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh toàn cầu.

Trước hết, Việt Nam cần duy trì lợi thể về ổn định chính trị, nhưng cần giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình.Trụ cột kinh tế cần tăng năng suất thông qua cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, đổi mới công nghệ, củng cố hệ thống thị trường tự do. Trụ cột xã hội cần tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, môi trường.

Anh Minh