• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công tác quản lý - Cốt lõi của hình thức xã hội hóa y tế

(Chinhphu.vn) - Để làm tốt công tác xã hội hóa y tế hiện nay, theo TS Trần Hữu Thăng, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, yếu tố cốt lõi của vấn đề là con người, trong đó công tác quản lý phải là mấu chốt.

17/10/2013 17:04

Ảnh minh họa
Xã hội hoá (XHH) là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp như y tế, giáo dục, văn hóa... nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá... trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của người dân.

Mô hình này đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, bởi không chính phủ nào có thể có đủ kinh phí để giải quyết được toàn bộ công việc của một ngành, vì vậy hình thức huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội trước những vấn đề lớn của đất nước là hết sức quan trọng.

Ở Việt Nam, ngành Y tế cũng hướng theo chủ trương này. Với kinh nghiệm làm trong ngành y hàng chục năm, TS Trần Hữu Thăng, cho biết điển hình nhất và có lợi ích nhất trong XHH y tế ở Việt Nam hiện nay là công tác huy động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế. Đây là một hình thức XHH tuyệt vời nhất mà chúng ta đang tiến tới.

Mục đích của việc huy động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ  thống cơ sở y tế công lập và ngoài công lập chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo quyền của người dân được chăm sóc y tế, được lựa chọn nơi khám chữa bệnh, góp phần thực hiện công bằng xã hội… Đặc biệt với những người nghèo, khi có thẻ bảo hiểm y tế trong tay, họ sẽ yên tâm làm ăn, khi có bệnh họ sẽ được khám và chữa trị hoàn toàn miễn phí.

TS Trần Hữu Thăng cũng đưa ra một thực tế khác hiện nay, đó là chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục huy động người dân tình nguyện hiến máu, để cứu hàng vạn bệnh nhân đang cần máu trong điều trị bệnh. Chương trình này cũng là một hình thức xã hội hóa tuyệt vời: Dùng máu của người khỏe mạnh cứu chữa người bệnh.

Bản chất của XHH y tế là tốt đẹp, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số hạn chế trong công tác này tại một số bệnh viện khiến nhiều người chưa hài lòng. Đó là việc lạm dụng mua các phương tiện, trang thiết bị y tế; lạm dụng chỉ định xét nghiệm, kê đơn thuốc…

Đưa ra ví dụ về thực trạng này, TS Thăng chia sẻ, có bệnh viện cần cả triệu USD để mua một máy chẩn đoán hoặc máy điều trị. Việc góp vốn để đặt máy đó trong bệnh viện là cần thiết, giúp người bệnh có cơ hội được tiếp cận với những khoa học hiện đại. Tuy nhiên, điều đáng nói là ai góp vốn. Nếu là chính bác sỹ xét nghiệm góp vốn hoặc vốn từ các doanh nghiệp ngoài bệnh viện đầu tư vào thì họ muốn thu hồi vốn nhanh, từ đó bác sỹ sẽ lạm dụng chỉ định xét nghiệm, dẫn đến tai hại là có người bị đau chân nhưng được chỉ định thêm xét nghiệm não... gây tốn tiền một cách vô ích cho người bệnh.

Mặt khác, có một số bác sỹ liên kết với các hãng thuốc kê đơn thuốc (bao gồm cả thuốc điều trị và các hóa chất hỗ trợ điều trị bệnh) với giá đắt nhằm mục đích hưởng lợi “hoa hồng”từ những đơn thuốc này. Có những bệnh nhân chỉ cần kê đơn thuốc đến 200.000 đồng là có thể điều trị tốt bệnh, tuy nhiên có bác sỹ “cố tình”kê đơn giá thuốc cao để hưởng phần trăm. Đây là những con người thiếu y đức, TS Thăng nhấn mạnh.

Đề cập đến các giải pháp khắc phục, TS Trần Hữu Thăng khẳng định, vấn đề cốt lỗi của thực trạng này là yếu tố con người, trong đó phải làm tốt công tác quản lý. Bên cạnh đó, tất cả các trường y, dược trên cả nước cần phải tăng cường công tác giáo dục y đức. Công tác này phải được làm bài bản và liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở nhiều lớp học, lớp thực hành…

Song song với 2 giải pháp trên, TS Trần Hữu Thăng cũng đề xuất việc nâng cao vai trò của các hội nghề nghiệp. Ví dụ như, một bác sỹ muốn hành nghề cần phải có 3 loại tờ giấy: Bằng tốt nghiệp (bác sỹ), Giấy đủ tư cách hành nghề do hội chuyên khoa cấp hoặc xác nhận chuyên môn, tư cách đạo đức của người hành nghề và Giấy phép hành nghề do Sở Y tế địa phương cấp.

Nếu có sự kiểm soát chặt chẽ này thì chúng ta có thể quản lý tốt được công tác XHH y tế, TS Thăng khẳng định.

Thúy Hà (ghi)