• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

135 chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử

(Chinhphu.vn) - Theo thông tin cập nhật từ Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan, từ khi thực hiện chính thức thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) ngày 1/1/2013 đến nay toàn ngành có 135 chi cục hải quan triển khai thực hiện.

12/08/2013 15:10

Ảnh minh họa
Trong số 34 Cục Hải quan địa phương trên cả nước có 17 đơn vị thực hiện TTHQĐT tại 100% chi cục.

Số doanh nghiệp đã tham gia thực hiện TTHQĐT là 40.190 doanh nghiệp, chiếm 94,6% số doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay.

Tổng số tờ khai thực hiện qua TTHQĐT là 2,488 triệu bộ, đạt 90,6%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 116,3 tỉ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Đến nay, có 10/12 loại hình xuất nhập khẩu được quy định tại 196/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại đã thực hiện TTHQĐT. Còn 2 loại hình chưa thực hiện là loại hình đối với doanh nghiệp chế xuất và kho ngoại quan. 

Theo quy định của Bộ  Tài chính tại Thông tư 196/2012/TT-BTC, TTHQĐT được áp dụng đối với:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;

5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;

6. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;

7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

8. Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;

9. Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;

10.Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;

11.Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;

12. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. 

Thanh Bình