• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội cần kịp thời xử lý khó khăn khi tái cơ cấu DNNN

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, trong quá trình tái cơ cấu DNNN, nếu thấy không phù hợp với thực tiễn thì xin ý kiến điều chỉnh và Hà Nội cần có kế hoạch chi tiết hơn để cổ phần hóa các DNNN còn lại.

07/04/2014 17:49
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Hà Nội cần có kế hoạch chi tiết hơn để cổ phần hóa các DNNN còn lại. Ảnh VGP/Thành Chung
Chiều 7/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn khi tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Hiện Hà Nội còn 45 DNNN thuộc diện phải cổ phần hóa (giải pháp trọng tâm khi tái cơ cấu) từ nay tới hết năm 2015. Số doanh nghiệp này chiếm tới 10% số lượng DNNN của cả nước phải thực hiện cổ phần hóa trong thời hạn trên.

Trước đây, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp mạnh để cổ phần hóa các DNNN. Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, tiến độ cổ phần hóa đang chững lại, nếu không giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng đến tiến trình chung của cả nước.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, những DNNN chưa cổ phần hóa đều là những DN có nội tình “phức tạp”. Thêm vào đó, phối hợp trong thực hiện cổ phần hóa giữa các sở, ngành chưa tốt, việc xác định giá trị DNNN thời gian qua còn vướng mắc.

Những khó khăn của Hà Nội, theo ông Nguyễn Thế Thảo có tính “đặc thù”, nên cần phải tháo gỡ.

Theo báo cáo, các DNNN đang gặp khó khi giải quyết chế độ lao động dôi dư trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (được chuyển đổi từ công ty Nhà nước) nay tiếp tục phải cổ phần hóa. Hà Nội kiến nghị số tiền thu từ cổ phần hóa được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách cho lao động dôi dư, còn lại thì đưa vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

Để đáp ứng thời gian và tiến độ cổ phần hóa, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cho phép UBND Thành phố lựa chọn hình thức chỉ định thầu tổ chức tư vấn xác định giá trị DN và tổ chức trung gian bán đấu giá cổ phần lần đầu.

Hiện Hà Nội có nhiều DNNN góp vốn liên danh, liên kết, góp vốn cổ phần đầu tư dài hạn với các đối tác khác, do đó việc xác định giá trị DN cổ phần hóa đối với vốn đầu tư dài hạn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Hà Nội cũng mong muốn được giữ lại số tiền thu từ bán phần vốn Nhà nước khi cổ phần hóa các DN để thực hiện Đề án tái cơ cấu DN đã được phê duyệt.

Tháo gỡ những khó khăn cho Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng Hà Nội quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Chính phủ để thực hiện. Trong quá trình làm nếu thấy không phù hợp với thực tiễn thì xin ý kiến điều chỉnh. Hà Nội cần có kế hoạch chi tiết hơn để cổ phần hóa các DNNN còn lại, bởi số lượng doanh nghiệp là tương đối lớn.

Về kiến nghị giải quyết số lao động dôi dư khi cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, trong thực hiện thì mỗi nơi có diễn biến khác nhau.

“Hà Nội thấy vướng thì nêu cụ thể để Chính phủ giải quyết. Chính phủ cũng giao Bộ LĐTBXH đưa ra tiêu chí chung để thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp tục cuộc sống sau khi nghỉ việc tại các DNNN”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính sớm có Thông tư hướng dẫn Nghị định 189/2012/NĐ-CP để chỉ định thầu tư vấn định giá DN trong quá trình xét duyệt cổ phần hóa để Hà Nội, bộ, ngành, địa phương khác sớm thực hiện.

Đối với việc xác định giá trị DN cổ phần hóa có khoản vốn liên kết đầu tư dài hạn, Phó Thủ tướng cho rằng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP đã quy định nội dung này. Trong đó UBND Thành phố có thẩm quyền quyết định khoản đầu tư này. Nếu không thì UBND Thành phố có thể giao cho cơ quan đại diện vốn để tiếp quản quyền sở hữu số vốn này đến khi hết thời hạn hợp tác.

Về đề nghị Hà Nội được giữ lại số tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước khi cổ phần hóa DN, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết Chính phủ đã quy định thu về khoản vốn của Nhà nước từ bán cổ phần, nhằm mục tiêu tái cơ cấu nguồn vốn này. Theo đó lĩnh vực nào cần thiết thì Nhà nước tập trung đầu tư, không cần thiết thì sẽ không đầu tư tiếp.

Tiếp thu những tháo gỡ khó khăn của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, Hà Nội sẽ thực hiện tái cơ cấu DNNN căn cơ, quyết liệt. UBND TP. Hà Nội sẽ cử một Phó giám đốc Sở Tài chính chuyên trách thực hiện tái cơ cấu DNNN và đưa ra các biện pháp cứng rắn với các lãnh đạo DNNN chưa cổ phần hóa.

Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội sẽ báo cáo kịp thời những khó khăn phát sinh lên Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, Thủ tướng và Chính phủ để giải quyết kịp thời.

Thành Chung