• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không nên quy định quá “cứng” về tổ chức, bộ máy Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng không nên quy định “cứng” một số chế định về tổ chức, cơ cấu bộ máy trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

07/11/2014 18:15
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), ngày 7/11. Ảnh: VGP/Nguyên Linh
Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Các đại biểu đánh giá dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ đã thể chế hóa quy định và tinh thần của Hiến pháp 2013; bảo đảm tính đồng bộ của việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế trong bộ máy Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng. Đặc biệt là tinh thần tại Điều 94 Hiến pháp 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Thảo luận về một số vấn đề mà Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội liên quan đến số lượng, tên gọi các bộ, cơ quan ngang bộ, đại biểu Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) cho rằng không nên quy định “cứng” trong Luật vấn đề tổ chức bộ máy mà nên giữ như Điều 3 dự thảo vì bộ máy hành pháp phù hợp cần điều chỉnh cho từng thời kỳ, khi nhiệm vụ mỗi giai đoạn mỗi khác.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (đại biểu tỉnh Thái Bình) phân tích dự Luật này là “dành cho Chính phủ khóa tới", nếu quy định cứng về các bộ, ngành trong Luật cũng có những điều có lợi nhưng cũng sẽ gặp nhiều bất cập.

“Nếu quy định như hiện nay thì không nhiều ý nghĩa, còn nếu có thay đổi thì khi Luật có hiệu lực thì Chính phủ phải thay đổi luôn trong khi hơn 1 năm nữa là bắt đầu nhiệm kỳ mới. Mặt khác, nếu đưa quy định “cứng” thì vô hình trung sẽ hạn chế quyền của Quốc hội khóa sau, vì nếu Quốc hội có ý chí bầu ra Chính phủ với cơ cấu mới thì sẽ mất thêm 1 bước là phải sửa đổi luật”, Phó Thủ tướng nói.

Qua thảo luận, đa số đại biểu nghiêng về việc để vấn đề này theo hướng bảo đảm tính năng động, sự chủ động của Chính phủ khi cần thiết phải điểu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ. Trong khi tên gọi và số lượng bộ, cơ quan ngang bộ vẫn do Quốc hội xem xét, quyết định trên cơ sở Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ trình, cách mà chúng ta thực hiện từ các nhiệm kỳ thời gian qua.

Đề cập tới số lượng Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, nhiều đại biểu cho rằng nếu có quy định “trần” về số lượng Thứ trưởng 1 Bộ, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì cũng nên để “mở” và nếu quá số lượng quy định thì Thủ tướng có thể xem xét, quyết định.

Nên quy định rõ chức năng thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DN

Mục tiêu không quy định bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh có chức năng thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại DN có vốn Nhà nước được đại biểu Quốc hội đánh giá cao. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng bày tỏ quan điểm về cơ chế tổ chức, hoạt động nhằm thực hiện chức năng này cũng như lộ trình triển khai trên thực tế.

Theo các đại biểu, dự luật nên quy định rõ chức năng thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại DN có vốn Nhà nước sẽ do Chính phủ thực hiện hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm đánh giá vốn Nhà nước đang co lại nhanh ở các DN, vốn cấp cho DN qua ngân sách cũng càng ít, gần như không cấp nữa nhưng nếu quy định bỏ chức năng này đi thì cần chỉ ra cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm để có tổ chức tập hợp để quản lý được vốn Nhà nước tuy còn ít nhưng đều nằm ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Theo đại biểu, cơ quan này nên tách ra khỏi các bộ, chính quyền địa phương để đảm bảo tính độc lập.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, việc tính toán, tìm ra mô hình một cơ quan, tổ chức phù hợp để thay thế toàn bộ các bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại DN Nhà nước là hết sức quan trọng. Sau những nỗ lực sắp xếp, đổi mới, số lượng DN Nhà nước đã tinh giản mạnh, nhưng vẫn còn hơn 1.000 DN, trong đó có nhiều DN lớn, quan trọng. Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng mô hình cơ quan quản lý sau khi Luật được thông qua.

Dù vậy, nếu thành lập một bộ mới, hoặc tổng cục chuyên để thực hiện chức năng chủ sở hữu này thì sẽ rất khó khăn, không tạo ra những khác biệt về cơ chế, thậm chí có thể quá tải vì số lượng, quy mô DN Nhà nước còn lớn.

“Có thể là cần một lộ trình với điều cốt yếu là phải tiếp tục giảm số lượng DN Nhà nước xuống nữa, đến khi đạt mức phù hợp thì giao cho một cơ quan không có chức năng quản lý Nhà nước mà có chức năng kinh doanh, như Temasek của Singapore”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.

Nguyên Linh