• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ động ứng phó mưa lũ sau bão

(Chinhphu.vn)- Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra các khu vực xung yếu trên địa bàn; kiên quyết di dời những hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đặc biệt ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản...

19/07/2014 13:07

Bão số 2 quét qua thành phố Móng Cái. Ảnh Báo Quảng Ninh

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc nhấn mạnh nội dung này trong công điện khẩn về chủ động đối phó với hoàn lưu sau cơn bão số 2 vừa phát đi sáng nay (19/7).

Cụ thể, Chủ tịch Quảng Ninh yêu cầu lãnh đạo các địa phương, ban, ngành và đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra thực tế tại các thôn, khu, khe, bản xác định thiệt hại do bão gây ra; huy động lực lượng hỗ trợ giúp đỡ các gia đình có nhà bị đổ, tốc mái để khắc phục hậu quả; vận động nhân dân khắc phục thiệt hại do bão gây ra để sớm ổn định cuộc sống.

Theo dự báo sau bão có mưa lớn kéo dài, nhất là đầu nguồn biên giới, do vậy các địa phương khu vực miền Đông chủ động đối phó đề phòng mưa lớn do hoàn lưu sau bão gây ra; tiếp tục chỉ đạo kiểm tra các khu vực xung yếu trên địa bàn.

Đặc biệt, phải kiên quyết di dời những hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đặc biệt ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản.

Đồng thời, chỉ đạo vận hành các hồ chứa, có phương án xử lý đảm bảo an toàn công tình và hạ lưu; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, huy động các phương tiện, thiết bị và lực lượng, kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông do mưa bão gây ra, đảm bảo giao thông thông suốt trên các đường, các phương tiện tàu thuyền được phép hoạt động bình thường khi có công bố được phép hoạt động của các cơ quan cảng vụ.

Ngoài ra, ông Đọc cũng lưu ý đơn vị thuộc quyền tiếp tục thông tin tuyên truyền, cảnh báo về các nguy cơ do mưa lớn, lũ trên các sông suối để người dân nắm được và chủ động các biện pháp phòng tránh; không để người dân ra đánh cá, vớt củi, mót than trên sông, suối khi mưa lũ xảy ra.

* Thông tin về thiệt hại bước đầu do bão gây ra, Công ty Điện lực Quảng Ninh, vào khoảng 2h25’, ngày 19/7, do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 2, gió mạnh đã khiến cho lưới điện gặp sự cố, gây mất điện toàn bộ khu vực miền Đông của tỉnh.

Các địa phương hiện đang mất điện gồm: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do mái tôn, các cây gẫy đổ làm đứt dây điện; nhiều tuyến cột điện bị đổ.

Hiện Công ty Điện lực Quảng Ninh đã cử đoàn công tác trực tiếp ra khu vực miền Đông để chỉ đạo giải quyết sự cố. Khi điều kiện thời tiết cho phép, các đơn vị sẽ khẩn trương tổ chức xử lý để cấp điện trở lại cho các địa phương trong thời gian sớm nhất.

Báo cáo nhanh của UBND tỉnh cho biết, đến thời điểm 13.30' ngày 19/7, tỉnh không có thiệt hại về người; toàn bộ tàu thuyền, hồ chứa, đê, kè của tỉnh vẫn đảm bảo an toàn; giao thông và thông tin liên lạc thông suốt; các lực lượng nghiêm túc ứng trực 100% quân số sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Về thiệt hại tại một số địa phương trong tỉnh, tại TP Móng Cái, bão số 2 gây gẫy đổ khoảng 100 cây xanh; 34 nhà bị tốc mái tôn, ngói; 2 nhà tạm bị đổ; 3 cột điện dân sinh bị đổ; huyện Hải Hà có khoảng 50 cây xanh bị đổ, 14 mái nhà bị tốc mái; 1 cột anten Vinaphone bị đổ; huyện Đầm Hà, khoảng 50 cây xanh bị đổ; huyện Tiên Yên 2 nhà tạm bị sập; 2 nhà bị tốc mái… ước tổng thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.

Trong bản tin mới nhất phát đi lúc 11h ngày 19/7, Trung tâm khí tượng thủy văn TW cho biết, hiện bão số 2 đang ảnh hưởng tới tỉnh Quảng Ninh. Tại đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió giật cấp 9; đảo Cô Tô và Móng Cái (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 10; Quảng Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) có gió giật cấp 8 - 9; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có gió giật cấp 9; TP. Lạng Sơn có gió giật cấp 8…

Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ đã có mưa to như Cô Tô: 44mm; Móng Cái: 109mm; Cửa Ông: 40mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 65mm;…

Hồi 11 giờ ngày 19/7, vị trí tâm bão số 2 nằm ngay trên khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (tức là từ 75-102 km một giờ), giật cấp 11 - 12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Bắc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9. Biển động mạnh.

Ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh ngày hôm nay có gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 10 – 11. Các nơi khác ở Quảng Ninh và Hải Phòng, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 6.

Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

PV