• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mở rộng sinh cảnh sống cho voọc chà vá chân xám tại Quảng Nam

(Chinhphu.vn) - Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Hội bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt xanh (Green Việt) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng “Đề án Bảo tồn loài voọc chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2028”.

12/12/2018 18:34

Hình ảnh tại Hội thảo. Ảnh: VGP/Thế Phong

Nhiều nhà khoa học, các chuyên gia đến từ các trường đại học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế dự hội thảo và đưa ra những đề xuất nhằm bảo vệ hiệu quả đàn voọc chà vá chân xám được phát hiện tại khu vực núi Hòn Dồ, thuộc xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành.

Ông Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Green Việt cho biết, voọc chà vá chân xám được xếp hạng bảo vệ ở mức cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Tại Quảng Nam, hiện voọc chà vá chân xám phân bố ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Nông Sơn, Tiên Phước với số lượng khoảng hơn 200 cá thể.

Đặc biệt, tại khu vực 25 ha rừng tự nhiên núi Hòn Dồ, thuộc thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành có số lượng khoảng 50 cá thể với ít nhất 4 đàn (4 gia đình) sinh sống. Các cá thể sinh sống biệt lập trên diện tích rừng tự nhiên nghèo khoảng hơn 5 ha (khoảnh 6, 7 tiểu khu 617) và đang chịu áp lực tác động của người dân địa phương rất lớn (do sinh cảnh bị thu hẹp, xung quanh là rừng trồng của người dân), ảnh hưởng của thời tiết lạnh vào mùa mưa (con non thường bị chết cóng).

Green Việt, đơn vị có nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát tại khu vực này khẳng định, đàn voọc chà vá chân xám tại huyện Núi Thành là quần thể duy nhất trên thế giới có thể dễ dàng quan sát ngoài tự nhiên. Điều này mở ra nhiều cơ hội trong việc nghiên cứu, bảo tồn loài nhưng đây cũng là nguy cơ rất lớn đe doạ sự sinh tồn của loài động vật quý hiếm này trước nguy cơ săn bắn, hoạt động sản xuất của con người.

Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Núi Thành và Green Việt xây dựng “Đề án bảo tồn loài voọc chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. Mục tiêu của đề án nhằm phục hồi sinh cảnh sống, bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voọc chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây.

Đề án có tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, trong đó kinh phí của Nhà nước trên 63 tỷ đồng còn lại là nguồn huy động từ các tổ chức quốc tế.               

Đề án đưa ra các giải pháp bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên khoảng 25 ha còn lại tại Hòn Dồ, Hòn Ông, Hòn Dương Bông và Dương Bản Lầu. Triển khai các giải pháp làm giàu rừng, kết nối và mở rộng sinh cảnh sống trên cơ sở tạo nguồn thức ăn cho voọc chà vá chân xám nhằm tạo một sinh cảnh có diện tích và chất lượng rừng phù hợp với quần thể sinh trưởng và phát triển. Nâng diện tích rừng và sinh cảnh sống cho loài đạt tối thiểu khoảng 100 ha đến hết năm 2028.

Voọc chà vá chân xám sống tại núi Hòn Dồ, thuộc thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành.

Phát biểu tại Hội thảo, GS. Lê Vũ Khôi, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho rằng, Quảng Nam là một trong 5 tỉnh của cả nước được xác định là nơi phân bố của loài voọc chà vá chân xám đặc biệt quý hiếm. Việc xây dựng đề án bảo tồn loài linh trưởng này là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc Việt Nam thực hiện các cam kết về chương trình đa dạng sinh học quốc tế.

Do đó, GS. Lê Vũ Khôi đề xuất đề án nên hình thành một khu bảo tồn loài ở Tam Mỹ Tây. Điều này sẽ thuận lợi về mặt quản lý theo các quy định của Nhà nước. Thứ hai, đề án triển khai ở khu vực Tam Mỹ Tây cần có nghiên cứu cụ thể về trữ lượng thực vật bảo đảm đời sống cho voọc, xem xét trồng cây gì để voọc ăn được. Ngoài ra, cần có quy định rõ phạm vi bảo tồn, khu vực rừng cấm, phục hồi và vùng đệm xung quanh.

Thế Phong