• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khoa học-công nghệ, "đòn bẩy" tăng trưởng

(Chinhphu.vn) – Việc vẫn còn thiếu vắng yếu tố trình độ khoa học – công nghệ trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn chủ yếu dựa vào số lượng vốn đầu tư và lao động khiến các nhà quản lý, chuyên gia băn khoăn: Làm thế nào để khoa học – công nghệ thực sự trở thành động lực tăng trưởng.

26/12/2009 18:03

Hiện nay có khoảng 15.000 người làm việc tại các viện nghiên cứu - ảnh minh họa

Tại hội thảo “Khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế-xã hội” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức ngày 26/12 tại Hà Nội, các ý kiến đã làm rõ hơn vai trò quan trọng của khoa học – công nghệ.

Khoa học – công nghệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Đại diện Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện đã lai tạo được 45 giống lúa quốc gia, 69 giống được công nhận sản xuất thử, góp phần đưa sản lượng lúa từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên 20 triệu tấn hiện nay.

Mỗi năm việc trồng bằng giống lúa mới sẽ làm lợi cho sản xuất tối thiểu từ  1,6 đến 2 triệu tấn lúa. Với giá lúa (tính đến ngày 18/12/2009) là 5.000đ/kg, thì giá trị làm lợi sẽ là  8.000 đến 10.000 tỷ đồng/năm tương đương với ngân sách nhà nước cung cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Theo các chuyên gia kinh tế, các tiến bộ khoa học và công nghệ đã đưa giá trị gia tăng trong nông nghiệp lên 30%.

10 năm trở lại đây, nước ta đã trở thành một nước có nền nông nghiệp với nhiều thế mạnh; đảm bảo an ninh lương thực trong nước và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, xuất khẩu cà phê; đứng thứ nhất về xuất khẩu điều, hồ tiêu. Dự kiến năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là 15,2 tỷ USD.

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Trọng Thụ, trong phát triển công nghệ ứng dụng trong thủy lợi, việc thiết kế chế tạo thành công hệ thống xi lanh thuỷ lực cho các công trình thủy lợi, thủy điện, công nghiệp, quốc phòng, đạt tiêu chuẩn chất lượng EU, giá thành bằng 60% giá nhập, giúp tiết kiệm khoảng 300 triệu USD/năm do không phải nhập thiết bị.

Riêng ngành đóng tàu, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, sản xuất thành công loạt tàu 53.000 tấn, kho nổi chứa xuất dầu 150.000 tấn, đang đóng tàu chở dầu thô 100.000 tấn và tàu chở 6.900 ô tô, góp phần đưa ngành đóng tàu đứng thứ 5 thế giới về năng lực đóng mới.

Đây chỉ là số ít trong rất nhiều những đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng khoa học – công nghệ

Làm gì để khoa học – công nghệ “vượt khó”, đóng góp tích cực hơn nữa cho tăng trưởng là câu hỏi được đặt ra tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến nhấn mạnh đến yếu tố nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ các nhà khoa học khi đưa ra một thực tế là hiện nay nước ta có khoảng 15.000 người làm việc tại viện nghiên cứu, còn ở các trường đại học, chỉ có khoảng dưới 3% tổng số cán bộ  giảng dạy thực hiện nhiệm vụ khoa học – công nghệ. Số cán bộ giảng dạy trẻ tuổi tham gia nghiên cứu không đáng kể.

Bên cạnh đó, ông Lê Đình Tiến cũng nêu ra một “cái khó” nữa đối với việc phát triển khoa học – công nghệ là hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho R&D trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Trung bình hoạt động dành cho R&D ở các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đầy 2% doanh thu.

Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào lắp ráp, gia công sản phẩm, các phòng thí nghiệm chỉ để kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Nguyễn Trọng Thụ, kinh phí dành cho khoa học và công nghệ hiện ở mức 2% chi ngân sách nhà nước. Trong đó, 70% nguồn lực đầu tư cho hoạt động khoa học - công nghệ từ ngân sách nhà nước tương đương với 0,5%GDP, số còn lại lấy từ các nguồn khác như huy động từ các doanh nghiệp.

Do đó, để khoa học – công nghệ có những đóng góp nhiều hơn trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách huy động được nhiều nguồn lực tham gia, đặc biệt lưu ý đến các chính sách tài chính, tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, nâng cao thu nhập cho cán bộ nghiên cứu khoa học có tài.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động khoa học công nghệ.

Các cơ quan chức năng cần khẩn trương xây dựng và triển khai các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ hình thành các sản phẩm trọng điểm quốc gia... Các chương trình này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề về nâng cao tiềm lực công nghệ quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ cần gắn với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

Huy Thắng