• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Truyền thông tốt nâng cao hiệu quả ứng phó BĐKH

(Chinhphu.vn) - Am hiểu về đối tượng truyền thông và đặt họ làm trung tâm khi thiết kế các hoạt động sẽ giúp nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

07/11/2013 18:03
Ảnh minh họa
Ngày 7/11, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về BĐKH - COP19, Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả truyền thông biến đổi khí hậu”.

Theo Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường Trần Phong, bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH chỉ có thể hiệu quả và được duy trì bền vững khi có sự cùng tham gia đúng lúc, đúng nghĩa của các bên liên quan. Do đó, Hội thảo là cơ hội để tìm cách phối hợp tốt hơn, thảo luận để tổ chức một chiến dịch truyền thông về BĐKH có sự tham gia của tất cả các bên.

Hội thảo lần này cũng giúp tăng cường hiểu biết về đối tượng truyền thông và sự cần thiết phải đặt họ làm trung tâm khi thiết kế và triển khai hoạt động truyền thông liên quan đến BĐKH.

Việt Nam là một trong các nước được dự đoán là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH nhất thế giới. Việc truyền thông để người dân hiểu về các tác động này và có các biện pháp thích ứng là rất quan trọng.

Hiểu biết về đối tượng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả truyền thông về nguy cơ liên quan và đảm bảo được sự tham gia, phát huy kinh nghiệm của chính người dân trong việc ứng phó với thay đổi.

Tại Hội thảo kết quả chính và báo cáo "Người dân Việt Nam đang thích ứng với BĐKH thế nào và truyền thông có thể làm gì để hỗ trợ họ" từ dự án nghiên cứu truyền thông BĐKH Climate Asia cũng được công bố.

Theo đó, kết quả khảo sát hơn 33.500 người tại Việt Nam và 6 nước khác trong khu vực (Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Pakistan) cho thấy, Việt Nam dẫn đầu khu vực về thông tin tới cộng đồng bị ảnh hưởng bởi BĐKH.

Ở Việt Nam, chỉ có 41% số người được hỏi thiếu thông tin về ứng phó BĐKH, trong khi tỉ lệ này tại Nepal là 80%, ở Ấn Độ và Trung Quốc là hơn 60%, ở Bangladesh là 57%...

Ở khu vực duyên hải Trung Bộ, nơi thường xuyên xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, có đến 70% số người được hỏi cho biết, họ có đủ thông tin về cách ứng phó, trong khi tỉ lệ trung bình của các vùng khắp cả nước là 47%.

Thu Cúc