• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công bố Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông

(Chinhphu.vn)–Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XII có thể sẽ tạo nhiều chuyển biến trên thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến và viễn thông khi 2 luật có hiệu lực từ 1/7/2010.

17/12/2009 11:48

Thứ trưởng Lê Nam Thắng nêu rõ một số điểm mới về Luật Tần số vô tuyến điện - Ảnh Chinhphu.vn

Hôm nay (17/12), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo giới thiệu Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Tần số vô tuyến điện (VTĐ) và Luật Viễn thông.

Luật Tần số Vô tuyến điện gồm 8 chương, 49 điều được xây dựng nhằm hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tần số vô tuyến điện, phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tăng tính cạnh tranh trong khai thác tài nguyên tần số VTĐ

Thứ trưởng thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết: Luật Tần số VTĐ đã bổ sung nhiều nội dung mới nhằm khắc phục  các bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Theo đó, thúc đẩy sự phát triển của thông tin VTĐ, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số, đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến.

Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, Luật bổ sung hình thức cấp phép theo cơ chế thị trường thông qua việc thi tuyển, đấu giá quyền sử dụng tần số, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng trong trường hợp cấp phép bằng phương thức đấu giá, những quy định mới này sẽ cho phép lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực thực sự, cung cấp dịch vụ tốt nhất, sử dụng hiệu quả tài nguyên phổ tần số VTĐ. Tính minh bạch trong cấp phép các băng tần quý hiếm sẽ cao hơn. Thị trường dịch vụ thông tin VTĐ sẽ trở nên lành mạnh và có tính cạnh tranh thực sự.

Các quy định về việc tuân thủ các quy chuẩn an toàn bức xạ VTĐ và yêu cầu kiểm định các công trình phát sóng VTĐ trước khi đưa vào sử dụng, quy định trách  nhiệm của cơ quan quản lý, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, trách nhiệm của người sử dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn bức xạ điện cũng được đề cập cụ thể.

Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển hạ tầng viễn thông

Điểm mới của Luật Viễn thông được công bố hôm nay thể hiện rõ tại khoản 3 Điều 33 là tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, đặc biệt đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển nhanh, song  vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát triển mạng việc thông rộng khắp cả nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam vẫn cần những nguồn đầu tư lớn để phát triển mạng viễn thông quốc gia. Do đó, việc huy động, khuyến khích mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển hạ tầng là hết sức cần thiết.

Với 10 chương và 63 điều, Luật cũng tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở thành lập Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để quản lý thị trường và nghiệp vụ viễn thông. Việc cấp phép viễn thông được minh bạch và công khai hóa, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc bỏ bớt các thủ tục về đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư...

Để tăng cường hiệu quả sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên internet, ngoài hình thức phân bổ trực tiếp theo nguyên tắc “đến trước cấp trước”, Luật quy định thêm các hình thức phân bổ thi tuyển, đấu giá đối với các tài nguyên viễn thông có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ.

Luật Viễn thông được xây dựng trên cơ sở Nhà nước đưa ra quy định, các doanh nghiệp tự quản lý và Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp xem có thực hiện đúng quy định hay không.

Quỳnh Hoa