• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại biểu QH quan tâm tới an toàn hệ thống tín dụng

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/5, thảo luận về dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), hầu hết các đại biểu Quốc hội đều quan tâm góp ý về các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

22/05/2010 17:20

Vấn đề an toàn hệ thống tín dụng phải được đặt lên hàng đầu - Ảnh minh họa

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền nêu ý kiến, trong hoạt động của các TCTD, vấn đề an toàn hệ thống phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong dự Luật cần có những quy định ngăn chặn được các cơ hội cũng như hành vi lũng đoạn của nhóm cá nhân, tổ chức thao túng hoạt động của TCTD, gây rủi ro cho an toàn của hệ thống ngân hàng.

Nhiều đại biểu tán thành chủ trương hạn chế các hoạt động cấp tín dụng trong nội bộ một TCTD. Theo đó, tổ chức TCTD không được cấp tín dụng cho người quản lý, người điều hành hoặc pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát của TCTD cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD.

Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đưa ra các quy định về hạn chế tỷ lệ góp vốn theo hướng một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD; cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD.

Tương tự, có ý kiến đại biểu đề nghị cũng cần quy định rõ trong Luật điều kiện, tỷ lệ nắm giữ cổ phần các TCTD Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù Báo cáo thẩm tra cho rằng vấn đề này sẽ giao Chính phủ quy định cụ thể để bảo đảm sự linh hoạt trong điều hành cũng như tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của nhà đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đánh giá, việc đưa ra những quy định mới này sẽ hạn chế khả năng lũng đoạn của các tổ chức có thể kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng.

Trong khi đó, đại biểu Đinh Văn Nhã (Phú Yên) quan tâm tới một khía cạnh khác, đó là theo quy định đến cuối năm nay, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng lên 3.000 tỷ đồng. Vì thế, mức sở hữu 15% của cổ đông là tổ chức tương đương 450 tỷ đồng là quá lớn, nên quy định mức 10% sẽ hợp lý hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, đến năm 2012 - 2015 yêu cầu về vốn điều lệ của TCTD có thể sẽ tăng lên 5.000 - 10.000 tỷ đồng, vì mức vốn hiện nay quá thấp. Vì thế, mức sở hữu 5%-10% vốn của một TCTD sẽ là rất lớn.

Có đại biểu không tán thành với quy định các ngân hàng thương mại trong nước được phép mua, nắm giữ cổ phiếu của các TCTD khác vì cho rằng việc sở hữu vốn đan chéo lẫn nhau trong khu vực ngân hàng làm tăng nguy cơ rủi ro hệ thống. Trong khi có ý kiến cho rằng, quy định này là cần thiết, làm tiền đề cho việc sáp nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng nhưng phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ do Ngân hàng nhà nước quy định.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên đề nghị, sau này, khi Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng cần có các quy định cụ thể về việc kê khai nguồn gốc tiền của các cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập TCTD./.

Nguyên Linh