• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2014: Kỳ vọng vào chu kỳ tăng trưởng mới

(Chinhphu.vn) - Với sự năng động và chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng được các cơ chế, chính sách phù hợp, năm 2014 sẽ là thời điểm cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.

06/03/2014 20:13
Ảnh minh họa
Đây là ý kiến của Chuyên gia kinh tế, TS.Nguyễn Minh Phong tại buổi tại Tọa đàm “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014” do Đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 6/3. 

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, năm 2014 cũng sẽ chứng kiến môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục được cải thiện nhờ những thuận lợi đến từ những cơ hội gia tăng xuất khẩu và đón nhận dòng vốn từ nước ngoài gắn với xu hướng hồi phục kinh tế thế giới. Ở trong nước, những hiệu ứng tích cực của một loạt chính sách vĩ mô mà Việt Nam đã triển khai có hiệu lực từ đầu năm 2014 sẽ mở ra nhiều hơn cơ hội kinh doanh. Ví dụ như việc giảm lãi suất, tiếp tục nới lỏng linh hoạt tài chính và tín dụng, trong đó có mở rộng và tăng tốc giải ngân đầu tư công cho các dự án trong kế hoạch.

Còn TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: Nếu đặt trong chu kỳ dài nền kinh tế, kinh tế Việt Nam mới chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong ngắn hạn và khá mong manh, vì vậy không nên “nới” các chính sách cải cách kinh tế.

TS. Nguyễn Đức Thành cũng kỳ vọng vào cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về đẩy mạnh tái cơ cấu chung, tăng cường công tác quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp tạo động lực phát triển hiệu quả hơn trong dài hạn.

Nhấn mạnh vào lợi thế cạnh tranh, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng: Hiện nay, Việt Nam có thể đi cùng hoặc đi trước các nước khác trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thông tin (CNTT). Thực tế, chi phí gia công ở Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng, do đó Việt Nam có thể sẽ là một điểm đến lý tưởng đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế. Theo đánh giá của Hãng tư vấn Meo IT, chi phí nhân lực trong ngành CNTT ở Việt Nam thấp hơn 40% so với Trung Quốc và Ấn Độ. Còn Hãng tư vấn AT Kearney dự báo Việt Nam sẽ trở thành trung tâm gia công tiếp theo của ngành công nghiệp lập trình.

Hai nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện tử-máy tính-linh kiện và dệt may-giày dép (chiếm tổng tỷ trọng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn có triển vọng tăng trưởng rất khả quan, hầu hết các doanh nghiệp dệt may, giày dép đã nhận được đơn hàng quý I và quý II/2014.

Bên cạnh nhu cầu phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới, như các mặt hàng chế tạo có công nghệ trung bình và công nghệ cao phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị  trường thế giới và định hướng chiến lược xuất khẩu có lợi thế, Việt Nam vẫn còn những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thủy sản, nông sản và đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm qua chế biến.

Huy Thắng