• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Thông tin từ các Tham tán tại Hội nghị Tham tán thương mại phiên đối thoại với lãnh đạo các tỉnh, thành phía Nam được tổ chức ngày 25/12 tại TPHCM cho thấy, hàng Việt còn rộng cửa với nhiều thị trường.

26/12/2013 16:41
Hội nghị Tham tán thương mại bàn nhiều giải pháp nâng cao cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt Nam. Ảnh: VGP/Lê Khôi
Thị trường UAE: Vật liệu xây dựng có nhiều hứa hẹn

Ông Ngô Khải Hoàn, Tham tán Thương mại tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), cho biết, thị trường này rất hấp dẫn, bởi không có các loại thuế như thu nhập DN, thu nhập cá nhân, GTGT; còn thuế xuất nhập khẩu chỉ từ 0-5% với hầu hết mặt hàng, vì thế rất thu hút các DN nước ngoài.

UAE là một thị trường lớn với GDP năm 2013 vào khoảng 298 tỷ USD. Quan hệ thương mại với Việt Nam thời gian qua liên tục tăng trưởng. Đây là thị trường xuất khẩu thứ 7 và là đối tác kinh tế lớn thứ 17 của nước ta. Dự kiến năm 2013, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và UAE đạt khoảng 4,4 tỷ USD, tăng tới 91% so với cùng kỳ 2012.

Dù cả UAE chỉ có 8 triệu dân, nhưng đây là tâm điểm của toàn khu vực Trung Đông. 2 năm qua, sản phẩm chủ lực của VN xuất vào thị trường này chủ yếu là điện thoại di động, giày dép, dệt may, nông-thủy sản và vật liệu xây dựng. Ông Hoàn nhận định, trong thời gian tới, UAE có khả năng sẽ trở lại thời hoàng kim về xây dựng như trước năm 2008, vì Dubai có khả năng được chọn đăng cai Expo 2020; một số thị trường lân cận như Qatar sẽ xây các đại dự án phục vụ cho World Cup, hay Saudi Arabia sẽ xây dựng 6 đại thành phố... Do đó, hàng Việt tại thị trường này hứa hẹn sẽ gặp thuận lợi trong tương lai.

Thủy sản: Kỳ vọng thị trường tiềm năng

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết năm 2013, Việt Nam xuất khẩu thủy sản tới 156 thị trường, trong đó 10 thị trường chủ lực chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và Hong Kong đạt 650 triệu USD, tăng 65% so với năm 2012. Đây là 2 thị trường này còn rất tiềm năng, nhưng tình trạng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc như hiện nay sẽ khó đưa hàng vào sâu trong nội địa. Ông Hòe đề nghị thương vụ tại 2 thị trường này hỗ trợ thông tin về khả năng tiêu thụ để tránh bị động, giao dịch chính ngạch, thanh toán qua ngân hàng và “thẩm thấu” vào sâu bên trong.

Về thị trường EU, ông Hòe cho rằng đây là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, vì vậy, ý tưởng thiết lập một trung tâm phân phối thủy sản Việt Nam tại EU sẽ là cách để hỗ trợ và nâng cao giá trị cho hàng thủy sản Việt Nam.

Ảnh minh họa

Tại thị trường Nhật Bản, đây là thị trường tiêu thụ lớn, tuy nhiên thị trường này có một số khó khăn cho sản phẩm tôm, bởi một số quy định về kháng sinh, hóa chất đôi lúc không tương thích với thông lệ quốc tế nên hàng Việt Nam có thể gặp trục trặc.

Thị trường Nam Mỹ, dù chỉ đạt doanh số hơn 100 triệu USD trong năm nay, nhưng ông Hòe đánh giá đây là thị trường còn khá tiềm năng, nhất là sản phẩm cá tra xuất khẩu vào Brazil, Argentina, Mexico. Ông Hòe đề nghị, tại thị trường Brazil và Mexico, Tham tán thương mại cần hỗ trợ nhiều hơn để được công nhận đạt tiêu chí cho các DN xuất khẩu trong nước.

Cho rằng việc thành lập trung tâm phân phối, trung chuyển thủy sản ở Bỉ để đưa vào EU là ý tưởng tốt, nhưng ông Vũ Bá Phú, Tham tán Công sứ tại Bỉ và EU, băn khoăn liệu ai sẽ đầu tư vào mô hình này. Ông Phú đề nghị Vasep đứng ra làm đầu mối để đầu tư, cân nhắc mời một số DN cùng góp vốn để thực hiện.

Thị trường Mỹ: Thách thức về an toàn thực phẩm

Ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ Việt Nam tại Mỹ, cho rằng: Dù Mỹ là thị trường tiêu thụ rất lớn nhưng lại có nhiều rào cản thương mại và tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các DN khi làm việc với thị trường này cần lưu ý về điều kiện VSATTP phù hợp với Luật hiện đại hóa VSATTP (FSMA) của Mỹ có hiệu lực từ đầu năm 2011, tránh việc bán hàng hạ giá hoặc khối lượng hàng xuất khẩu tăng đột biến.

Nguồn thông tin về DN trong nước của thương vụ chủ yếu trên mạng, hoặc theo danh mục các DN xuất khẩu uy tín mà Bộ Công Thương công bố hằng năm, nên thương vụ rất thiếu thông tin các DN Việt theo ngành hàng cụ thể để kết nối với DN Mỹ. Ông Đào Trần Nhân đề nghị hiệp hội, sở Công Thương, trung tâm Xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành phố nên chủ động xây dựng danh sách DN để hỗ trợ thương vụ làm tốt hơn vai trò của mình, tránh bỏ lỡ, lãng phí nguồn lực và cơ hội.

“Cùng với dự báo kinh tế thế giới phát triển 3% trong năm 2014, nhiều chuyên gia đánh giá kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn kinh tế các nước châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 5 năm qua, tôi nghĩ đây là cơ hội rất tốt cho các ngành như xây dựng, đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam”, ông Đào Trần Nhân đánh giá.

Lê Khôi