• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một phát ngôn nhầm đối tượng

(Chinhphu.vn) - Ngày 21/5 vừa qua, một clip bạo hành trẻ được phát tán lên mạng xã hội và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo người xem.

31/05/2018 14:42
Người dân bức xúc, phẫn nộ vì những hình ảnh bạo hành trẻ tại nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười. Ảnh: TPO

Cơ quan chức năng đã xác minh, hành vi bạo hành trẻ xảy ra ở nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười (phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Trong lúc những người quan tâm còn chưa hết xót xa cho những đứa trẻ tội nghiệp và phẫn nộ với người vi phạm, thì một phát ngôn của lãnh đạo quận Thanh Khê đã khiến dư luận dậy sóng.

Theo đó, ngày 25/5, khi cung cấp thông tin cho báo chí, người này phát biểu rằng clip quay cảnh bạo hành trẻ là vào tháng 4, và đến ngày 21/5 mới tung lên mạng xã hội. Ông cũng khẳng định, theo tường thuật của báo chí: "Quận cũng chỉ đạo kiểm tra, giao cho các cơ quan chức năng tìm nguyên nhân. Chúng tôi sẽ xử lý người quay clip vì sao đã quay từ tháng 4, đúng ra khi phát hiện bạo hành phải cung cấp cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biện pháp phòng ngừa nhưng vì sao để mãi đến tháng 5 mới đưa lên mạng xã hội".

Ngay lập tức, sau phát ngôn trên, cộng đồng mạng lên tiếng phản đối với số lượng ngày càng nhiều. Sự phản đối dữ đội đến mức, chỉ sau một ngày, vị này phải lên tiếng mà ông gọi là đính chính lại: "Nếu cơ quan chức năng điều tra, xác minh việc tung clip lên mà đúng, cung cấp chứng cứ để xử lý nạn bạo hành thì xứng đáng được tuyên dương, khen thưởng. Còn nếu tung lên không phải vì động cơ trong sáng phải răn đe, giáo dục chứ không phải xử lý là hình sự". 

Tuy nhiên, ngay cả lần đính chính này, đa số người quan tâm cũng bày tỏ sự không hài lòng. Bởi việc quay và phát tán những clip như vậy, phản ánh đúng sự thật, là góp phần phát hiện ngăn chặn xử lý hành vi bạo hành trẻ. Dưới bất kỳ giác độ nào, đó không thể bị xem là hành vi vi phạm. Và chỉ có hành vi vi phạm (pháp luật hình sự hoặc hành chính) mới bị cơ quan chức năng xem xét đến động cơ thực hiện. Có lẽ, các cơ quan chức năng nên dành thời gian, nhân lực, vật lực để vào cuộc điều tra những vi phạm về bạo hành trẻ hơn là điều tra những người đã góp phần phát hiện vi phạm và đưa nó lên công luận...

Về mặt thực tế, việc kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật, phát hiện ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm thuộc về cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây chính là chính quyền xã Chính Gián cũng như quận Thanh Khê. Khi hành vi bạo hành trẻ xảy ra trên địa bàn, rõ ràng không thể khẳng định các cơ quan chức năng địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ. Hơn thế nữa, phát ngôn của vị lãnh đạo quận còn có thể khiến những người muốn chống tiêu cực phải e ngại. Câu chuyện hai lão nông ở Thuận Thành (Bắc Ninh) nhiều năm ròng rã chống tiêu cực, bị vu khống, bị đe dọa thậm chí bị hành hung vẫn còn nguyên tính thời sự. 

Cuối tuần qua, diễn đàn Quốc hội cũng nóng lên với các ý kiến yêu cầu dự thảo Luật Khiếu nại tố cáo cần mở rộng các hình thức tiếp nhận tố cáo mà cụ thể là tố cáo qua điện thoại, fax, email... Phải chăng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cơ quan chức năng cũng cần mở rộng phạm vi các nguồn, các hình thức thông tin mà ở đó người dân thể hiện quan điểm, góp phần phát hiện, ngăn chặn cái xấu?

Quang Lê