• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bầu Tổng Giám đốc UNESCO: Phải chờ đến vòng 2

(Chinhphu.vn) - UNESCO sẽ tổ chức bầu Tổng Giám đốc vòng 2 vào ngày 10/10 do không có ứng viên nào đạt quá bán số phiếu trong vòng 1.

10/10/2017 10:23
Trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp - Nguồn: USDS

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ngày 9/10 bỏ phiếu kín bầu tân Tổng Giám đốc vòng 1. Hội đồng Chấp hành gồm 58 thành viên đều tham gia lựa chọn tân Tổng Giám đốc.

Vòng bỏ phiếu đầu tiên có kết quả bất ngờ ngoài dự đoán của dư luận quốc tế, khi không có ứng cử viên nào đạt được đa số quá bán (30/58).

Với kết quả này, UNESCO sẽ tổ chức bầu vòng 2 sau phiên toàn thể chiều ngày 10/10. Nếu vẫn chưa thể tìm ra người chiến thắng, UNESCO tiếp tục tổ chức các vòng 3, 4 vào hai ngày 11 và 12/10, với quy định tương tự vòng 1.

Trong trường hợp vòng 4 kết thúc mà không có ai đạt quá bán, 2 ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được chọn để tham dự vòng 5, ngày 13/10. Người nhận nhiều phiếu hơn tại vòng này sẽ chiến thắng và được chính thức thông qua tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 11.

Một số chuyên gia nhận định, kết quả vòng 1 chưa phản ánh sát tình hình thực tế mà chỉ là vòng thăm dò giữa các nước. Trên thực tế, việc lựa chọn Tổng Giám đốc UNESCO, một tổ chức có vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc, thực sự là một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nước đề cử ứng cử viên, thậm chí giữa các khu vực. Cuộc cạnh tranh với kết quả rượt đuổi đến phút chót đã từng diễn ra trong cuộc bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2009-2013.

Lần tranh cử năm nay cũng có 9 ứng cử viên đến từ tất cả các khu vực trên thế giới, gồm Ai Cập, Azerbaijan, Iraq, Guatemala, Lebanon, Pháp, Qatar, Trung Quốc và Việt Nam. Sau vòng phỏng vấn vào tháng 4 vừa qua, đã có 2 ứng cử viên của Iraq và Guatemala xin rút.

Theo ông Radovan Stanislav Pejovnik, Trưởng phái đoàn Slovenia, "Việc ai sẽ được bầu làm Tổng Giám đốc của UNESCO nhiệm kỳ tới là rất quan trọng. Chúng ta đang sống trong một thế giới rất mong manh và UNESCO là một tổ chức lớn có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với hòa bình thế giới. Hiện UNESCO đang đứng trước yêu cầu cải cách. Ông hoặc bà Tổng Giám đốc mới sẽ phải dành rất nhiều quan tâm vào việc cải tổ toàn diện UNESCO nhằm đáp ứng các đòi hỏi của mới trong giai đoạn hiện nay".

Về phía Việt Nam, ứng cử viên - Đại sứ Phạm Sanh Châu - là người am hiểu và nhiều kinh nghiệm hoạt động ở UNESCO, từng đảm nhiệm chức vụ Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO và hiện là đặc phái viên của Chủ tịch nước và Thủ tướng về vấn đề UNESCO.

Trước những ứng cử viên “nặng ký” khác, Việt Nam gặp một số khó khăn, nhất là khi đây là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào một vị trí người đứng đầu một tổ chức cấp cao trong hệ thống Liên Hợp Quốc và phải cạnh tranh trực tiếp.

Tuy nhiên, đây là hoạt động bình thường trong quan hệ quốc tế, nhất là khi riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 2 ứng cử viên và đây cũng là khu vực từng có người giữ chức Tổng Giám đốc UNESCO. Trong khi đó có đến 4 ứng cử viên đến từ khu vực Arab, là khu vực chưa từng có ứng cử viên trúng cử Tổng Giám đốc UNESCO. 

Do có nhiều ứng cử viên cùng ra tranh cử nên quá trình vận động cũng như đánh đổi, đan xen lợi ích giữa các quốc gia diễn ra khá phức tạp và thách thức.

Cho dù ứng cử viên Việt Nam không đạt được số phiếu cao trong vòng bầu cử đầu tiên, chỉ được 2 phiếu, bằng số phiếu của Azerbaijan, trong khi Trung Quốc được 5 phiếu và Lebanon 6 phiếu, song thông qua quá trình vận động bầu cử, Việt Nam cũng đã “gặt hái” được nhiều kết quả khả quan.

Điều đó thể hiện ở việc vị thế và vai trò của Việt Nam được tăng cường trên trường quốc tế, khi các nước đều đánh giá cao việc chủ động tích cực đóng góp của Việt Nam vào công việc chung của tổ chức UNESCO.

An Bình