• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Châu Âu chia rẽ và mệt mỏi trong việc trừng phạt Nga

(Chinhphu.vn) - Những ngày qua, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng về việc họ mệt mỏi vì chuyện Nga-Mỹ. Trong khi tìm cách gia tăng sức ép với Nga thì bản thân các nước châu Âu cũng đang “ngấm đòn” do chính các lệnh trừng phạt của mình.

16/01/2015 10:56
Cho đến nay, nhiều nhà lãnh đạo các nước chủ chốt trong EU đã lên tiếng kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phát đối với Nga.

Ngày 12/1, cựu Thủ tướng Italy, lãnh đạo đảng "Forza Italia", ông Silvio Berlusconi tuyên bố các biện pháp trừng phạt chống Nga là vô nghĩa và gây bất lợi cho nền kinh tế Italy. Ông Berlusconi nêu rõ: “Trừng phạt là không hiệu quả, hơn nữa, lại phương hại cho chính sách đối ngoại và nền kinh tế của chúng ta. Tôi hy vọng rằng Chính phủ Italy sẽ bắt đầu thay đổi chính sách với châu Âu". Chính trị gia này cho rằng Nga là "đồng minh tự nhiên" của châu Âu trong cuộc chiến chống "chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan" và ngăn chặn "mối đe dọa khủng bố". Một chính trị gia khác của Italy là cựu Thủ tướng cũng là Giáo sư về Kinh tế - ông Romano Prodi đã phát biểu thẳng thắn trên tờ Messaggero rằng, nền kinh tế Nga suy yếu là cực kỳ không có lợi cho đất nước Italy.

Trước đó, ngày 5/1/2014, trả lời phỏng vấn trên Đài phát thanh France Inter, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng, cần phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm vào Nga. Tổng thống Francois Hollande đã thừa nhận cuộc khủng hoảng ở Nga không phải là điều tốt đẹp cho châu Âu. Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Hollande thể hiện lập trường khác biệt so với Mỹ liên quan tới vấn đề này. Hồi cuối tháng 12/2014, ông Hollande cũng cho rằng, không nên nâng mức độ trừng phạt nhằm vào Nga khi mà lệnh ngừng bắn tại Ukraine vẫn đang được tôn trọng.

Cộng hòa Liên bang Đức cũng đã bắt đầu tỏ ra lo ngại về những tác động xấu của các lệnh trừng phạt này đối với nền kinh tế châu Âu. Bởi kinh tế Nga lao đao, thì EU cũng không thể ngồi yên. Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng năng lượng và các vấn đề kinh tế Đức, Sigmar Gabriel, trừng phạt kinh tế Nga không phải với mục đích làm Nga suy yếu, sụp đổ mà để góp phần giải quyết các vấn đề của Ukraine. Vì thế, nếu bất kỳ bên nào coi các biện pháp trừng phạt này là nhằm vào việc hạ bệ Nga, thì đã đến lúc không cần phải duy trì trừng phạt vì nó đã đi sai mục đích.

Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel cảnh báo việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga sẽ “đẩy toàn bộ châu Âu vào tình trạng nguy hiểm” và không thực sự giúp ích cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo ông Gabriel, “Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, không phải là buộc Nga phải gục ngã và khuất phục”. “Ngoài ra, nếu Nga không còn là một đối tác trong việc giải quyết các cuộc xung đột thì điều này sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm cho toàn bộ thế giới”, ông Gabriel nhấn mạnh thêm.

Tổng thống Áo Heinz Fischer tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn APA vào những ngày cuối cùng của năm 2014 rằng, việc Liên minh châu Âu có ý định tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga là bước đi “ngu ngốc và gây tổn hại”.

Dường như người châu Âu đã bắt đầu mệt mỏi và họ không thể tiếp tục chấp nhận việc mình phải chịu thiệt do các lệnh trừng phạt với Nga. Rõ ràng, châu Âu không thể tiếp tục vì những khác biệt về lập trường mà phớt lờ các hậu quả về kinh tế. Nếu vẫn duy trì các lệnh trừng phạt như hiện nay, thiệt hại kinh tế với châu Âu có thể lên tới hàng chục tỷ euro, trong khi Nga hoàn toàn có thể tìm đến những thị trường khác, hoặc đơn giản hơn là tự sản xuất. Vì thế theo các nhà phân tích, tình hình hiện nay đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Mỹ và đã đến lúc nước này phải tính toán lại về cuộc chiến kinh tế với Nga khi mà những đồng minh đã không còn đồng lòng. Thực tế, đã có rất nhiều nông dân của các nước thành viên châu Âu đã mang trái cây, nông sản thừa thãi đến trước các cơ quan công quyền của Nhà nước để biểu tình phản đối chính sách trừng phạt Nga.

Nga đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Châu Âu, vì vậy, “đánh” vào nền kinh tế Nga đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của các nước thành viên EU sẽ phải hứng chịu những hậu quả không khác gì những công ty của Nga. Đức- cường quốc hàng đầu Châu Âu- sẽ là một trong những nước phải hứng hậu quả  “gậy ông đập lưng ông” lớn nhất bởi Nga và Đức vốn có quan hệ kinh tế gắn bó. Năm 2013, Đức xuất khẩu 36 tỷ euro hàng hóa sang Nga.

Một nước lớn khác trong EU là Anh cũng không tránh khỏi việc phải chịu ảnh hưởng nặng nền từ chính sách trừng phạt Nga bởi nước này có mối quan hệ tài chính gắn bó mật thiết với Moscow. Biện pháp hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với các thị trường tài chính EU sẽ khiến London phải mất hàng trăm triệu bảng Anh.

Đối với Pháp, hậu quả nhãn tiền có thể là đánh mất hợp đồng vũ khí lớn với Nga và điều này hoàn toàn không có lợi cho Tổng thống F. Hollande. Thậm chí tại Pháp, cả hai lực lượng chính trị cánh tả và cánh hữu đều ủng hộ việc nước này tiếp tục các hợp đồng chuyển giao tàu Mistral cho Nga theo hợp đồng đã ký kết. Những người cánh tả còn kêu gọi không nên hùa theo Mỹ, nói rằng việc phá vỡ cam kết sẽ làm hủy hoại thanh danh quốc gia.

Ngoài những nước lớn như Anh, Pháp, Đức, một loạt các thành viên khác của EU đã liên tục kêu gọi ngừng áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, một số thậm chí phản đối gay gắt chính sách này.

Nguyễn Chiến