• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại dịch COVID-19: Hơn 1,3 triệu bệnh nhân phục hồi

(Chinhphu.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h45 sáng 8/5 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 3.913.376 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 270.420 ca tử vong. Dịch bệnh hiện đã lây lan sang 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 1.340.655 người.

08/05/2020 11:04
Trong 2 ngày qua, thế giới ghi nhận số ca nhiễm mới luôn ở mức trên 94.000 ca mỗi ngày. Với tốc độ tăng như vậy, hết ngày hôm nay (8/5), số người mắc COVID-19 toàn cầu sẽ vượt qua 4 triệu người.

Mỹ vẫn đang là tâm dịch với 1.292.413 ca nhiễm và 76.925 ca tử vong. Trong ngày 7/5, một nghiên cứu mới nhất được công bố cho thấy, New York là nguồn lây nhiễm chính khiến đại dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ bởi hàng nghìn trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đã di chuyển từ thành phố này và phát tán mầm bệnh tới các bang khác ở nước Mỹ.

Theo nghiên cứu do các chuyên gia trường Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Yale thực hiện, tình trạng lây nhiễm đã lan rộng ở New York từ trước khi giới chức địa phương bắt đầu cho phép thực thi các biện pháp giãn cách xã hội và chính vì vậy, dịch bệnh đã bùng phát ra nhiều bang khác như Louisiana, Texas, Arizona, và thậm chí lan tới tận các bang ở bờ Tây.

Trong nhiều cuộc thăm dò được tiến hành những ngày gần đây, đa số người dân Mỹ được hỏi đều phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump kêu gọi chính quyền địa phương cũng như các tiểu bang mở cửa trở lại nền kinh tế trong nỗ lực ngăn chặn những thiệt hại có thể gây ra sự sụt giảm kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 90 năm qua.

Tại Canada, Chủ tịch Ủy ban Ngân khố Jean-Yves Duclos cho biết, quân đội nước này đã điều động 760 lính đến hỗ trợ 13 cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại hai tỉnh bang Ontario và Quebec.

Ông Duclos cho biết: “Chính phủ Canada đang làm việc với chính quyền Quebec để triển khai thêm binh sĩ tới ít nhất 7 nhà dưỡng lão nữa, nâng tổng số binh sĩ được điều động lên 1.000 người. Quân đội chủ yếu được điều động đến khu vực đại đô thị Montreal và 5 cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Ontario". 

Tính đến ngày 5/5, số trường hợp tử vong do virus SARS-CoV-2 tại Canada đã vượt 4.100 người. Theo người đứng đầu Cơ quan Y tế công cộng Canada, bà Theresa, 79% số trường hợp tử vong do COVID-19 ở Canada liên quan đến dịch bùng phát tại các nhà dưỡng lão. 

Tại Brazil, Bộ Y tế nước này cho biết, trong 24 giờ qua  đã ghi nhận thêm 610 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 9.146 người, trong khi số ca mắc bệnh cũng vượt trên 135.000 người. Thông báo của Bộ Y tế Brazil cho biết, đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca tử vong do COVID-19 vượt quá 600 người, đồng thời nhận định COVID-19 đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch và sẽ có nhiều diễn biến phức tạp hơn.

Peru là một trong những quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, tuy nhiên, trong vòng 10 ngày qua Peru đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng gấp đôi, khiến nước này trở thành quốc gia chịu tác động nặng nề thứ 2 trong khu vực, sau Brazil. Tính đến ngày ngày 6/5, có tổng cộng 54.817 ca mắc COVID-19 đã được phát hiện, trong đó có 1.533 ca tử vong.

Điểm nóng dịch bệnh tại châu Âu hiện nay là Nga. Ngày 7/5, sau ghi thông báo cố ca mắc mới trong ngày cao nhất từ trước tới nay là 11.231 ca, quốc gia này chính thức vượt  Đức và Pháp về tổng số ca nhiễm và là quốc gia có số ca nhiễm bệnh cao thứ 5 thế giới với 177.160 ca.

Phát biểu trong chương trình thời sự trực tiếp của kênh truyền hình Russia 24 ngày 7/5, Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin cho rằng số ca nhiễm COVID-19 thực tế của thủ đô Nga có thể đạt 2-2,5% dân số thành phố, tức là tương đương khoảng 300.000 trường hợp. Hiện thủ đô Moskva là tâm dịch của Nga với 92.676 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. 

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge ngày 7/5 nhận định những số liệu thống kê theo ngày về số ca mới mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Tây Âu trong 4 tuần gần đây đã cho thấy xu hướng trái ngược đối với tình hình tại khu vực Đông Âu. 

Theo ông Hans Kluge: "Trong gần 4 tuần qua, kể từ ngày 12/4, chúng tôi đã nhận thấy số lượng các trường hợp mới mắc bệnh được báo cáo (tại Tây Âu) giảm từng ngày. Chúng tôi đang nhìn thấy những dấu hiệu tích cực". Tuy nhiên, ông lại tỏ ra quan ngại về những diễn biến tiêu cực tại khu vực Đông Âu, cụ thể là tại các nước như Belarus, Kazakhstan, Liên bang Nga, Ukraine và Tajikistan - là những nơi trong tuần qua đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số các ca nhiễm mới. 

BT