• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

NATO tính chuyện đối phó, EU ưu tiên đối thoại

(Chinhphu.vn) - Trong khi giới lãnh đạo NATO dự tính thành lập một lực lượng sẵn sàng phản ứng cao để đối phó với một cuộc "xâm lược tiềm tàng của Nga", thì đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU tuyên bố EU sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề Ukraine bằng con đường ngoại giao chứ không tìm kiếm một giải pháp quân sự.

02/09/2014 07:24


Quân đội Ukraine đươc triển khai tạ Lugansk (Nguồn: AFP)

Theo AP, ngày 1/9, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết trong tuần này, giới lãnh đạo NATO sẽ được yêu cầu thông qua việc thành lập một lực lượng sẵn sàng phản ứng cao, đồng thời dự trữ trang thiết bị quân sự tại Đông Âu để giúp bảo vệ các nước thành viên đối phó với một cuộc "xâm lược tiềm tàng của Nga." 

Trả lời báo giới, ông Rasmussen nói rằng lực lượng mới sẽ bao gồm hàng nghìn binh sĩ, được đóng góp theo cơ chế luân phiên giữa 28 nước thành viên NATO.

Được yểm trợ bằng không quân và hải quân, đơn vị này sẽ là "mũi nhọn" có thể được triển khai trong thời gian rất ngắn nhằm giúp các nước thành viên NATO tự vệ trước bất cứ mối đe dọa nào, trong đó có mối đe dọa từ phía Nga.

Dự kiến vào ngày 4/9 tới, NATO sẽ khai mạc hội nghị cấp cao tại Xứ Wales với chương trình nghị sự nổi bật là cách thức liên minh do Mỹ đứng đầu này phản ứng như thế nào trước những hành động của Nga đối với Ukraine.

NATO muốn lập 5 căn cứ

Liên quan đến vụ việc, tuần báo Đức Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung (FAS) ngày 31/8 dẫn lời một quan chức cấp cao trong NATO cho biết liên minh này muốn lập 5 căn cứ mới tại các nước Baltic và Ba Lan để đáp lại các hành động của Nga ở Ukraine. NATO cũng có kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh.

Theo quan chức trên, dự kiến sẽ có từ 300-600 quân thường trực tại mỗi căn cứ. Các chuyên gia trong lĩnh vực hậu cần, trinh sát và hoạch định sẽ triển khai tại các căn cứ này công việc chuẩn bị diễn tập quân sự và các hoạt động quân sự ở những nước này nếu cần.

Theo FAS, đại sứ 28 nước thành viên NATO đã nhất trí tại Brussels một chương trình bí mật dày 20 trang. Trong văn kiện này, Nga được xem như một "nguy cơ đối với an ninh châu Âu-Đại Tây Dương," còn liên minh cam kết "tăng cường khả năng của các đồng minh phương Đông tiếp nhận tăng viện từ các nước thành viên NATO khác."

NATO cũng có kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh với khoảng 4.000 binh sỹ, sẵn sàng để điều tới khu vực khủng hoảng trong từ 2-7 ngày. Điều này có nghĩa là lực lượng đó cần sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn nhiều so với Lực lượng Phản ứng NATO (phản ứng nhanh) hiện nay.

EU ưu tiên đối thoại

Liên quan đến vụ việc Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Ngoại trưởng Italy Federica Mogherini, ngày 1/9 tuyên bố EU sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề Ukraine bằng con đường ngoại giao chứ không tìm kiếm một giải pháp quân sự.

Trả lời phỏng vấn nhật báo "Corriere della Sere", bà Mogherini cho rằng giải pháp ngoại giao "phù hợp nhất với lợi ích không chỉ của Ukraine mà còn của cả Nga và châu Âu". Theo bà, việc EU gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine là "biện pháp bắt buộc" và những tác động do các biện pháp này gây ra đối với kinh tế Nga là hậu quả của các chính sách do Moskva đưa ra.

Đây là phát biểu đầu tiên của bà Mogherini kể từ khi được bổ nhiệm làm Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, thay cho bà Catherine Ashton vừa kết thúc nhiệm kỳ hôm 31/8 vừa qua. Báo chí Italy cho rằng một trong những thách thức mà bà Mogherini phải đối mặt trên cương vị mới là tăng cường ảnh hưởng của EU trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine, xác lập lại quan hệ EU-Nga và tìm lối thoát cho vấn đề Lybia, Syria, Iraq cũng như chương trình hạt nhân của Iran.

Tình hình chiến sự căng thẳng ở miền Đông khiến Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Geletey cảnh báo về "một cuộc đại chiến" có thể nổ ra giữa Ukraine và Nga. Trong tuyên bố trên mạng xã hội Facebook, Bộ trưởng Geletey nói rằng binh sĩ Nga đã bắt đầu di chuyển vào hai thành phố Lugansk và Donetsk, nhưng "Kiev không có kế hoạch đầu hàng". Tuy nhiên, thông tin của ông Geletey chưa được kiểm chứng độc lập và trái ngược hoàn toàn với tuyên bố ngay trước đó của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trong ông khẳng định "sẽ không có sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine từ phía Nga" và Nga không triển khai binh sĩ tại Ukraine.

PV (tổng hợp)