• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Siêu diệt tăng” của Nga đắc dụng tại Iraq

(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên quân đội Iraq đã sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng Kornet do Nga sản xuất để tiêu diệt 5 chiếc xe bọc thép của nhóm cực đoan thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), theo Đài Tiếng nói nước Nga.

23/09/2014 09:25
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga. Nguồn: Vesti

Thông tin nói trên lần đầu được công bố hôm thứ Hai trên kênh truyền hình "Al-Sumariyya".

"Vũ khí Nga Kornet đã có độ chính xác tuyệt vời khi triệt hạ mục tiêu”, chuyên viên quân sự Iraq nhận xét.

Theo lời đại diện cơ quan đặc nhiệm Iraq, có 3 đại đội của Iraq đã qua khóa đào tạo sử dụng thiết bị chống tăng của Nga.

Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet được cung cấp cho Iraq theo hợp đồng mà chính phủ nước này ký kết, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Iraq trong cuộc chiến chống lại các nhóm vũ trang cực đoan.

Trong đó, nhóm IS vốn đã có những xung đột với Chính phủ Syria từ năm 2012. Vào tháng 6/2014, lực lượng này đã bùng phát ở Iraq và tiến hành chiếm giữ một số vùng lãnh thổ của cả Syria và Iraq.

Vũ khí diệt tăng siêu hạng

Theo Military-today, hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng hạng nặng Kornet gia nhập quân đội Nga vào năm 1994. Đó là loại tên lửa hoạt động theo cơ chế “bắn và quên”, có hệ thống dẫn đường bằng laser với phạm vi bắn hiệu quả từ 100-5.500 km vào ban ngày và tầm bắn tối đa hiệu quả vào ban đêm là 3.500 m.

Hệ thống tên lửa Kornet gắn trên xe bọc thép, được vận hành bởi kíp chiến đấu 2 người gồm 1 xạ thủ và một lái xe. Hoặc hệ thống này cũng có thể ở dạng vác vai hay được hỗ trợ bởi bệ đỡ.

Hệ thống  Kornet có thể mang tên lửa có các đầu đạn nhiệt áp (với loại tên lửa 9M133F-1) và đầu đạn xuyên giáp (với loại tên lửa 9M133-1). Riêng đầu đạn xuyên giáp có thể xuyên thủng lớp giáp phản ứng nổ dày tới 1200 mm. Tên lửa này có đủ khả năng để đánh bại các xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất.

Đến nay, hệ thống tên lửa Kornet đã được xuất khẩu sang nhiều nước. Trong đó Kornet-E là một loại phiên bản xuất khẩu của Kornet nhưng lại được hạ thấp hiệu suất hơn. Vì theo thông lệ, Nga thường có xu hướng bán ra nước ngoài chỉ những phiên bản vũ khí có hiệu suất thấp hơn so với nguyên gốc của nó.

Trước đó, tờ báo Mỹ Strategypage cũng từng cho rằng, Nga đã bán cho Iraq những tên lửa chống tăng hiện đại có thể là loại Kornet E.

Bảo Trâm