• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

WHO kêu gọi cân bằng giữa chống dịch và phát triển kinh tế

(Chinhphu.vn) - "Không phải là lựa chọn giữa tính mạng và sinh kế của người dân. Các nước có thể bảo đảm cả hai điều này", người đứng đầu WHO nhấn mạnh.

23/06/2020 15:59

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngày 22/6, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tìm cách bảo đảm cân bằng giữa việc phòng chống dịch bệnh đồng thời giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế, xã hội.

Theo ông Tedros, tất cả các nước đều đang đối mặt với "sự cân bằng mong manh giữa bảo vệ người dân trước dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, xã hội".

Một số nước tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm và tử vong gia tăng, trong khi một số nước khác đã từng thành công trong khống chế sự lây lan của dịch bệnh nhưng nay đang đối mặt nguy cơ bùng phát đợt dịch mới khi mở cửa trở lại xã hội và kinh tế.

Ông hối thúc các nước cần thận trọng và sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp để người dân được an toàn đồng thời duy trì cuộc sống bình thường; tăng gấp đôi các biện pháp y tế cơ bản phòng chống dịch, như phát hiện và xét nghiệm các ca nghi nhiễm, cách ly và chăm sóc người bệnh, truy vết và cách ly những người có tiếp xúc người bệnh, bảo vệ những người lao động có sức khỏe bình thường. 

Tổng Giám đốc WHO chỉ rõ mối đe dọa lớn nhất trong cuộc chiến COVID-19 là thiếu sự lãnh đạo và đoàn kết toàn cầu.

Ông Tedros kêu gọi tất cả các nước phải ưu tiên cho bảo hiểm y tế toàn dân và lưu ý rằng thế giới đã học được một bài học lớn là hệ thống y tế vững mạnh là “nền tảng của an ninh y tế toàn cầu và của phát triển kinh tế xã hội”.

Về tình hình dịch bệnh, ông Tedros cho hay COVID-19 vẫn đang gia tăng và ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ.

"Đại dịch vẫn đang gia tăng. Chúng tôi biết rằng đại dịch còn hơn cả một cuộc khủng hoảng sức khỏe, đó còn là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội và ở nhiều quốc gia là khủng hoảng chính trị. Những ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới" - ông Tedros nói.

Theo Worldometers, thế giới tăng kỷ lục số ca COVID-19 trong ngày 21/6, với 183.020 ca nhiễm mới trong 1 ngày.

Tính đến 7h sáng 23/6 theo giờ Việt Nam, thế giới có 9.179.919 ca mắc COVID-19, trong đó 473.461 ca tử vong, 4.906.026 người hồi phục. Mỹ đứng đầu thế giới với 2.399.050 ca mắc, 122.609 ca tử vong.

Liên quan việc sử dụng thuốc Dexamethasone trong điều trị bệnh nhân COVID-19, ông Tedros nhấn mạnh chỉ được phép sử dụng loại thuốc này để điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch và phải có sự giám sát chặt chẽ của giới chuyên môn. Theo ông Tedros, cần tăng dần sản xuất loại thuốc này đề phòng kịch bản xấu nhất có thể xảy ra. 

Dexamethasone là một loại thuốc chống viêm đã có trên thị trường hơn 60 năm qua. Trong kết quả thử nghiệm mới đây, các nhà khoa học Anh khẳng định thuốc này có thể cứu được tính mạng của những bệnh nhân COVID-19 nặng. 

An Bình