• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Minh bạch mua sắm công để thích ứng với hội nhập

(Chinhphu.vn) - Nếu không kịp thời tạo điều kiện để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước, sẽ rất khó để giữ thị phần mua sắm Chính phủ khi những hàng rào cuối cùng được gỡ xuống theo cam kết hội nhập để doanh nghiệp nước ngoài thoải mái tham gia.

15/06/2016 10:31

Đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại hội thảo “Cam kết mua sắm của Chính phủ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) do Bộ này và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 14/6.

Vẫn còn tư duy níu giữ lãnh địa riêng

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam đàm phán về mua sắm công (mua sắm Chính phủ) và cũng mất gần 6 năm mới thành công. Điều này cho thấy mua sắm công là nội dung rất khó khăn trong quá trình đàm phán. Tham gia TPP, 12 nước đều phải cam kết minh bạch hóa trong mua sắm công, các nước không được phân biệt đối xử, không ưu đãi hàng hóa và dịch vụ của nhà thầu nội. Đặc biệt, trường hợp mua sắm Chính phủ áp dụng chỉ định thầu, thì hình thức chỉ định thầu này chỉ được áp dụng cho trường hợp đặc biệt, luôn có báo cáo giải trình lý do chỉ định…

Thực tế, thời gian qua tại Việt Nam, mua sắm Chính phủ vẫn là sân chơi chủ yếu của các doanh nghiệp (DN) nhà nước hoặc một số DN tư nhân. Do đó, không nhiều người biết về chất lượng của những hợp đồng mua sắm và quá trình mời thầu, chỉ định thầu này.

Nhưng một khi tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở cửa mua sắm Chính phủ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đây không còn là sân chơi riêng mỗi nước mà là thị trường nội khối của 12 quốc gia. Bất cứ nước nào trong khối cũng có thể tham gia đấu thầu theo luật và nếu nước nào vi phạm, sẽ bị các 11 nước còn lại kiện. Theo phân tích của chuyên gia, do những yêu cầu khắt khe về mua sắm Chính phủ trong TPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa lĩnh vực này và đây là cơ hội cải thiện chất lượng mua sắm, chống tham nhũng.

Ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cho biết, Luật Đấu thầu sửa đổi năm 2013 đã có các quy định phù hợp theo đúng thông lệ quốc tế. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các DN trong nước tiếp cận các gói thầu mua sắm công.

Tuy nhiên, “điểm nghẽn” xuất hiện khi không có nhiều đơn vị sẵn sàng áp dụng đúng theo các quy định này. Nhiều đơn vị đặt ra hàng rào kỹ thuật, yêu cầu thiết bị phải đạt các tiêu chuẩn quá cao, khiến DN trong nước không thể đáp ứng nổi. Vì vậy nhiều trường hợp dù dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, song chủ đầu tư thẳng tay gạt bỏ nhà cung ứng nội địa.

Cần minh bạch để có được những nhà thầu mạnh mẽ

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng thẳng thắn thừa nhận tình trạng nhiều đơn vị miễn cưỡng, không sẵn sàng khi phải mở cửa thị trường mua sắm công một cách thực chất. Đại diện Cục Quản lý đấu thầu dẫn chứng, khi khảo sát ý kiến của các đơn vị từ Trung ương tới địa phương về việc mở cửa thị trường mua sắm công, các bộ, ngành đều hào hứng đồng ý tham gia, nhưng lại cho biết chỉ nên mở cửa đối với cấp địa phương. Ngược lại, các địa phương cũng đồng thuận với tỉ lệ cao, nhưng chỉ đồng ý mở cửa đối với các bộ, ngành.

Thực tế khi tham gia sân chơi chung, Việt Nam được dành cho một khoảng thời gian làm quen dần với các quy định chung, được áp dụng một số biện pháp chuyển đổi như ưu đãi cho DN trong nước, trì hoãn thực thi một số nghĩa vụ, cơ chế ưu đãi về giá…

Ngoài ra, Việt Nam có quyền yêu cầu nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải mua hàng hoá sản xuất ở Việt Nam, ký hợp đồng với nhà cung ứng nội, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam…

Nhưng suy cho cùng, các biện pháp này chỉ được áp dụng trong thời gian chuyển đổi rất ngắn. Trong thời gian chuyển đổi, các chuyên gia khuyến cáo cần nâng cao năng lực để tham gia thị trường mua sắm công trước khi phải cạnh tranh sòng phẳng với DN nước ngoài.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, cần hết sức ưu tiên cho DN trong nước, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Bởi thời gian tới, các gói thầu mua sắm công của Việt Nam sẽ có quy mô nhỏ dưới 60 tỷ đồng là chủ yếu, phù hợp với khả năng cung ứng của DN trong nước. Nếu không kịp thời tạo điều kiện để nâng cao năng lực cho DN trong nước, sẽ rất khó để giữ thị phần mua sắm công khi những hàng rào cuối cùng được gỡ xuống để DN nước ngoài thoải mái tham gia.

Ông Michael Trueblood tới từ USAID Việt Nam cho biết: Hiện tại, các thành viên tham gia TPP đang rà soát lại các nội dung để tận dụng tốt nhất những cơ hội lịch sử mà hiệp định này mang lại. Ông Michael Trueblood khẳng định, USAID sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải cách chính sách về mua sắm Chính phủ, tiếp thu ý kiến đóng góp để xác định được khoảng trống pháp lý, khác biệt của Việt Nam với các nước trong lĩnh vực này.

Chuyên gia tư vấn quốc tế, ông Jean Heilman Grier, cũng đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam là cần sửa đổi quy định về lựa chọn nhà thầu; tập trung vào các chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập cơ quan giải quyết kiến nghị độc lập, có thể trực thuộc Văn phòng Chính phủ…

Còn chuyên gia tư vấn dự án USAID, ông Mai Lâm, cho rằng, việc tiếp cận thị trường mua sắm Chính phủ các nước TPP của nhà thầu Việt gặp nhiều thách thức do năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả lĩnh vực này, Việt Nam cần nghiên cứu và cung cấp cho nhà thầu Việt Nam thông tin về thị trường mua sắm Chính phủ các nước TPP; quy mô thị trường, nhu cầu mua sắm, danh mục hàng hóa dịch vụ được mua sắm nhiều nhất… Đồng thời, cần nghiên cứu, khảo sát năng lực cung cấp của nhà thầu Việt Nam; xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam thông qua kênh mua sắm Chính phủ.

Anh Minh