• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản

(Chinhphu.vn) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 157,7 triệu USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong tháng 1/2013, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu vốn FDI vào Việt Nam.

26/01/2013 13:46

Ảnh minh họa

Đáng chú ý, trong tuần, Cơ quan Xúc tiến thương mại đầu tư Nhật Bản (Jetro) đã công bố kết quả “Điều tra về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương”. Kết quả cho thấy, 65,9 % doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong 1-2 năm tới.

Theo ông Hirokazu Yamaoka- Trưởng đại diện (Jetro) tại Hà Nội, điểm tích cực nhất của môi trường kinh doanh tại Việt Nam so với năm 2011 là cơ sở hạ tầng đã được cải thiện hơn, đặc biệt là hạ tầng điện. Tình trạng thiếu điện đã không còn gây bức xúc cho các doanh nghiệp (DN) như trước, đây là một thông tin tốt cho môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát cũng đã được cải thiện hơn rất nhiều, chất lượng lao động của Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn. Chính phủ Việt Nam thời gian qua cũng đã có những chính sách cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải cách hệ thống luật pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại so với các nước trong khu vực châu Á- châu Đại Dương, làm giảm hiệu quả kinh doanh của DN Nhật Bản. Mặc dù vậy 65,9% DN Nhật Bản tại Việt Nam có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh trong 1-2 năm tới. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức 57,8% ở khu vực. Điều đó cho thấy, DN Nhật Bản vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản lại có những mối quan hệ tốt. Việt Nam cũng có những lợi thế về chính trị ổn định, lao động dồi dào, các DN Nhật Bản vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam và những lĩnh vực được DN Nhật Bản “nhắm” đến trong thời gian tới bao gồm: công nghệ thông tin, phần mềm; bán buôn, bán lẻ các sản phẩm; hóa học, y tế;… Tuy nhiên, để thu hút được các DN Nhật Bản các chuyên gia đến từ Jetro cho rằng Việt Nam cũng cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn.

Như vậy, những thông tin từ báo cáo đưa ra cho thấy Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón làn sóng đầu tư thứ 3 từ Nhật Bản, ông Hirokazu Yamaoka nhấn mạnh.

Công Trí