• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo thuận lợi cho hoạt động của DN

(Chinhphu.vn) - Quan điểm xây dựng Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động của DN, trong đó tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc DN được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.

26/05/2014 13:48
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày Tờ trình dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Ảnh: TTXVN
Với dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), chỉ số gia nhập thị trường, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới sẽ tăng khoảng 50 bậc; xếp hạng khoảng 60/189 quốc gia; chỉ số bảo vệ nhà đầu tư dự báo tăng khoảng 30 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 120/189 quốc gia.

Đó là triển vọng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh nêu khi trình bày về những điểm mới cũng như tác động của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội lấy ý kiến sáng 26/5.

Quan điểm xây dựng dự thảo Luật nhằm tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động: góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp; chuyển nhượng vốn và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp, trên cơ sở phát huy kết quả và tác động tích cực của các cải cách trong Luật Doanh nghiệp năm 2000 và Luật Doanh nghiệp năm 2005. Trong đó, tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng để bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước, đề nghị cần quy định cụ thể một cơ quan đầu mối quản lý thống nhất về đăng ký thành lập doanh nghiệp; bổ sung quy định chặt chẽ khâu hậu kiểm đối với doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp đã đăng ký là có tồn tại và hoạt động. Bởi thực tế hiện nay có doanh nghiệp lợi dụng việc thành lập để mua bán hóa đơn, thậm chí có doanh nghiệp hoạt động lừa đảo, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế, yếu kém trong khâu kiểm soát sau khi thành lập doanh nghiệp.

Liên quan đến nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết có ý kiến đề nghị giữ quy định ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như Luật hiện hành để bảo đảm có đầy đủ thông tin, dữ liệu về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ sự quản lý nhà nước và định hướng phát triển nền kinh tế.

Ngoài ra, còn có một số ý kiến khác nhau liên quan đến quy định của dự thảo Luật về hai mô hình quản trị công ty; nhóm công ty; mô hình công ty mẹ-con...

Linh Đan