• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ trợ cấp mất việc làm

(Chinhphu.vn) - Bà Dương Thị Nguyệt Hương (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về một số vấn đề liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động khi mất việc làm tại Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Thành phố (CISTRA).

21/09/2010 13:27

Theo phản ánh của bà Dương Thị Nguyệt Hương, bà Hương ký hợp đồng lao động với Công ty Dịch vụ và Thương Mại thành phố từ tháng 7/1989 (nay là Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương Mại Thành phố). Từ tháng 7/1989 đến tháng 6/2006 bà Hương bị mất việc làm do Công ty thay đổi cơ cấu hoạt động. Tháng 7/2006, Công ty nơi bà Hương làm việc cổ phần hóa theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, bà Hương được tiếp tục làm việc. Đến tháng 10/2009, Công ty giải thể chi nhánh bà đang làm việc, bà Hương bị mất việc làm và được Công ty giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm như sau:

Từ năm 1989 đến 2006: Trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc trả 1/2 tháng tiền lương.

Từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2008: Trợ cấp mất việc mỗi năm làm việc 1 tháng lương.

Bà Hương cho rằng, việc chi trả trợ cấp mất việc làm đối với bà khi Công ty còn là Công ty Nhà nước như vậy là không thỏa đáng.

Về vấn đề này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh xem xét, trả lời cụ thể trường hợp của bà Hương.

Ngày 7/9/2010, Sở Lao động-Thương binh và  Xã hội TP. Hồ Chí Minh đã có ý kiến về trường hợp của bà Hương như sau:

Khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định: Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có.

Theo Khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động, trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương. 

Trường hợp người lao động từ công ty nhà nước chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần được chuyển đổi từ chính công ty nhà nước đó khi bị mất việc làm thì thời gian làm việc tại công ty cổ phần người lao động sẽ được trợ cấp mất việc làm theo Điều 17 Bộ luật Lao động; thời gian làm việc tại công ty Nhà nước đến khi công ty cổ phần hóa mà người lao động chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì thời gian đó được tính hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 42 Bộ luật Lao động.

Giải thích rõ vấn đề này, theo ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động trong công ty cổ phần sẽ được tính theo 2 giai đoạn: Giai đoạn người lao động làm việc ở công ty nhà nước đến khi công ty cổ phần hóa và giai đoạn người lao động làm việc sau khi công ty cổ phần hóa.

Thời gian người lao động làm việc ở công ty nhà nước đến khi công ty cổ phần hóa mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì thời gian này chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

Còn thời gian người lao động bị mất việc làm sau khi công ty cổ phần hóa thì được tính để nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn công dân gửi qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Ban Bạn đọc