• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người từ TPHCM về quê có được hỗ trợ khó khăn?

(Chinhphu.vn) – Bà An Thị Thanh Bình làm phục vụ nhà hàng tại TPHCM, không có hợp đồng lao động. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tháng 9/2021 bà về nhà tại thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đến nay, không có việc làm.

15/11/2021 15:02

Bà Bình đề nghị hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng dịch, UBND thị trấn đưa cho bà đơn để khai và yêu cầu bà xin xác nhận tại nhà hàng nơi bà làm việc, nhưng phía nhà hàng không ký xác nhận với lý do đã đóng cửa, vì vậy UBND không nhận đơn của bà. Bà Bình hỏi, trường hợp của bà phải đề nghị hỗ trợ ở đâu và như thế nào?

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum trả lời vấn đề này như sau:

Bà An Thị Thanh Bình cùng chồng làm việc và sinh sống tại khu phố 6, Linh Trung, TP. Thủ Đức, TPHCM từ năm 2017 đến nay nhưng vẫn còn tên trong hộ khẩu của bố đẻ bà.

Hai vợ chồng về tránh dịch COVID-19 ở tại nhà bố đẻ từ ngày 5/9/2021 đến nay. Bố đẻ bà Bình không thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, chưa có khó khăn và nguy cơ thiếu ăn trong thời gian tới do bị tác động tại địa bàn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương từ ngày 1/5/2021 đến nay.

Do đó, UBND thị trấn Đăk Rve chưa đưa bà An Thị Thanh Bình vào danh sách hỗ trợ của địa phương trong đợt này do không đủ điều kiện được hỗ trợ; phù hợp quy định tại Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 về việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 2086/SLĐTBXH-LĐVL&GDNN ngày 10/11/2021 gửi bà Bình trả lời kiến nghị để bà hiểu rõ chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thống nhất cách giải quyết của UBND thị trấn Đăk Rve về việc chưa được hỗ trợ đợt này và sẽ được xem xét trong thời gian tới nếu có khó khăn và đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định.

Trong thời gian tới, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với UBND thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021, Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021, Quyết định 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum để cán bộ, nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện.

UBND thị trấn đã phổ biến cho cán bộ, nhân dân rõ cách tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ tại Ban quản lý thôn (Thôn trưởng) để thuận lợi cho công dân, sau đó thôn tổng hợp đề nghị lên UBND thị trấn.

Chinhphu.vn