• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phổ biến kiến thức về TPP cho doanh nghiệp miền Trung

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/9, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) và Câu lạc bộ Doanh nghiệp Dẫn đầu (LBC) đã phối hợp tổ chức hội thảo”Tận dụng TPP để phát triển thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam”.

27/09/2013 18:53

Hội thảo “Tận dụng TPP để phát triển thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam”. Ảnh: VGP/Minh Trang
Với tham luận của các chuyên gia kinh tế và tư vấn từ LBC và Amcham, Hội thảo đem đến cho doanh nghiệp khu vực miền Trung và TP. Đà Nẵng nói riêng, những phân tích về lợi thế và rủi ro dành cho các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định này, cũng như các thông tin thực tế cần biết khi làm ăn với các doanh nghiệp bán lẻ lớn của Mỹ như Walmart, Lowe’s…

Theo nhận định của các chuyên gia, 3 lợi ích chủ yếu doanh nghiệp Việt Nam có được khi tham gia TPP là: Tăng sức cạnh tranh về giá cho hàng hóa Việt Nam khi tiếp cận thị trường các nước đối tác TPP; tạo một môi trường kinh doanh với hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng; phương thức sản xuất hiện đại, hiệu quả hơn, tạo ra một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả cho Việt Nam.

Tuy nhiên, song hành cùng lợi ích, TPP đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam như đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam bị thu hẹp lại, các vấn đề về môi trường, lao động...

Tuy vậy, ông Fred Burke, chuyên gia Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam khẳng định: “Dù đối mặt với một số rủi ro và thách thức nhưng kết quả đạt được là rất đáng kể, mức tăng xuất khẩu của Việt Nam sau khi vào TPP có thể lên đến 34%, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nhiều, liên kết mạnh mẽ hơn các chuỗi cung ứng quốc tế…”

Phân tích TPP góc nhìn từ ngành nông nghiệp, ông Văn Đức Mười, Phó Chủ tịch CLB doanh nghiệp dẫn đầu, cho rằng Việt Nam là một nước có khu vực sản xuất nông nghiệp khá lớn nên có nhu cầu cao trong việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản Việt Nam. Vấn đề khó khăn là ở chỗ các nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Mặt khác, nền nông nghiệp của Việt Nam chưa được bền vững, thu nhập không cao và nông dân đồng thời là nhóm dễ bị tổn thương trong hội nhập.

Do đó, ông Mười khuyến nghị TPP cần có những cam kết ràng buộc và hạn chế quyền tự do, độc đoán của các nước TPP trong việc ban hành các quy định biện pháp kỹ thuật hay vệ sinh dịch tễ. Đồng thời, đối với thị trường trong nước, cần bảo hộ một số lĩnh vực nhất định trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, giữ mức thuế cao trong một số dòng thuế, đặc biệt là với những sản phẩm mà các nước TPP có thế mạnh

Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, cho rằng để hưởng lợi ích từ việc tham gia hiệp định TPP, các công ty Việt Nam cần tăng cường tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Mỹ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, tìm hiểu kỹ các quy định trong nhập khẩu các nước thành viên TPP, đồng thời nâng cao bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm hàng hóa đường biển.

                                                                             Minh Trang