• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hải quan nói về việc thông quan lô thuốc trị ung thư

(Chinhphu.vn) - Tổng cục Hải quan vừa chính thức ra thông báo khẳng định, sau khi doanh nghiệp mở tờ khai, lô hàng viện trợ nhân đạo là thuốc Tasigna (nilotinib) 200 mg đã được cơ quan Hải quan nhanh chóng thông quan trong 1 ngày.

08/05/2017 17:14

Ảnh: Internet

Thời gian vừa qua, dư luận bức xúc việc Bệnh viện (BV) Truyền máu-Huyết học TPHCM phải tiêu huỷ 20.000 viên thuốc Tasgina đặc trị ung thư hết hạn sử dụng do chậm trễ trong thủ tục xác nhận viện trợ của các cơ quan có thẩm quyền.

Với vai trò là cơ quan chủ trì thông quan lô hàng, Tổng cục Hải quan đã phân tích cụ thể từng mốc thời gian theo quy trình từ đầu đến lúc nhập khẩu lô hàng này. Đầu tiên, ngày 15/7/2013, BV Truyền máu-Huyết học TPHCM nhận được thư hiến tặng thuốc cho bệnh nhân. Đến ngày 28/11/2013, BV Truyền máu-Huyết học có công văn số 1639/TMHH-KHTH gửi Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế đề nghị được tiếp nhận lô hàng thuốc viện trợ từ Công ty Novatis Pharma.

Ngày 12/12/2013, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn số 20956/QLD-KD trả lời BV Truyền máu-Huyết học TPHCM, theo đó không đồng ý để Bệnh viện tiếp nhận lô hàng do thiếu các văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và một số loại chứng từ khác. Khoảng 3 tháng sau, ngày 10/3/2014, Sở Y tế TPHCM có công văn số 1187/SYT-KHTH gửi UBND TPHCM đề nghị được tiếp nhận lô hàng thuốc viện trợ.

Ngày 24/6/2014, UBND TPHCM ban hành Quyết định số 3126/QĐ-UBND phê duyệt cho Sở Y tế tiếp nhận viện trợ lô hàng thuốc. Ngày 14/7/2014, Cục Quản lý dược có công văn số 11978/QLD-KD đồng ý để BV Truyền máu-Huyết học tiếp nhận lô hàng, trong đó có nêu rõ: Hạn dùng còn lại kể từ ngày cập cảng Việt Nam không được dưới 12 tháng.

Theo vận đơn số 740135202-2 và 7401351230, lô hàng được xếp lên phương tiện vận tải (máy bay) để vận chuyển sang Việt Nam ngày 23/7/2014. Như vậy, thời điểm lô hàng cập cảng Việt Nam thì hạn dùng còn lại không còn đủ 12 tháng (sản xuất từ tháng 6/2013).

Ngày 01/8/2014, BV Truyền máu-Huyết học TPHCM có công văn số 1275/TMHH-KHTH gửi Cục Hải quan TPHCM giải trình về lý do hạn dùng lô hàng còn lại dưới 12 tháng và xin được thông quan vì lý do nhân đạo. Ngày 6/8/2014, Công ty TNHH chuyển phát nhanh DHL-VNPT đại diện làm thủ tục nhập khẩu cho BV Truyền máu-Huyết học TPHCM. Cơ quan Hải quan đã tiếp nhận làm thủ tục ngay cho 2 tờ khai hải quan nhập khẩu thuốc viện trợ số 051586/PMD và 051587/PMD (kèm theo công văn số 4448/SYT-QLD ngày 6/8/2014 có ý kiến về thời hạn còn lại của thuốc là phù hợp với quy định).

Cả 2 tờ khai đều đã được thông quan ngay ngày hôm sau 7/8/2014. Như vậy, qua quy trình trên, Tổng cục Hải quan khẳng định, việc lô hàng thuốc còn lại hạn dùng quá ít khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu không phải do cơ quan Hải quan kéo dài thời gian làm thủ tục. Vì lý do nhân đạo, cơ quan Hải quan vẫn nhanh chóng thông quan lô hàng sau 1 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan Hải quan đã thực hiện theo quy định và ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) về thời hạn còn lại của thuốc khi đến cảng Việt Nam.

Như vậy, trong khoảng thời gian hơn một năm đã liệt kê, trước khi về Việt Nam, giữa đơn vị nhận thuốc viện trợ là BV Truyền máu-Huyết học TPHCM và cơ quan quản lý chuyên ngành đã có nhiều văn bản qua lại trước khi thực hiện thủ tục thông quan để số thuốc trị ung thư trên chính thức nhập vào kho Bệnh viện.

Được biết, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phải đề nghị Sở Y tế TPHCM làm rõ các thông tin phản ánh về việc này, còn Thanh tra TPHCM đã kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở Y tế kiểm tra làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm trễ lập thủ tục phê duyệt. Còn đại diện Bệnh viện giải thích việc thừa nhiều thuốc trị ung thư hết hạn, một phần vì quy định tham gia Tasigna copay là chương trình đồng chi trả, chứ không phải cung cấp thuốc miễn phí, do đó Bệnh viện phải chờ thêm thời gian để người bệnh thực hiện mua thuốc lần đầu.

Anh Minh