• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công khai tài sản công

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã đề xuất quy định về công khai tài sản công.

31/12/2015 17:00

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng được giao quản lý tài sản công, đối tượng được giao sử dụng tài sản công có trách nhiệm thực hiện công khai tài sản công đầy đủ, đúng hạn theo quy định; trường hợp không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác thông qua các hình thức sau: 1- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; 2- Niêm yết công khai; 3- Công bố tại các kỳ họp; 4- Các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung công khai tài sản công được nêu rõ bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công; danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ về tài sản công.

Bên cạnh đó, theo dự thảo, việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát tài sản công của cộng đồng.

Nội dung giám sát bao gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; việc thực hiện công khai tài sản công theo quy định.  

Các hành vi bị nghiêm cấm

Dự thảo nêu rõ 7 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công: 1- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dưới mọi hình thức. 2- Cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. 3- Sử dụng tài sản công không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản công lãng phí hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật. 4- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công. 5- Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tài sản công. 6- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài sản công. 7- Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin về tài sản công theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn