• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

‘Gỡ mối bòng bong’ nghi án sử dụng vũ khí hóa học ở Syria

(Chinhphu.vn) - Tổ chức cấm vũ khí hóa học LHQ (OPCW) bắt đầu nghiên cứu các mẫu phẩm tại hiện trường vụ việc nghi là vũ khí hóa học được sử dụng tại Khan Sheikun, Syria vào ngày 4/4 vừa qua.

14/04/2017 11:30

Theo OPCW, các chuyên gia đang phân tích các mẫu phẩm tại hiện trường đã được thu thập và đưa về các phòng nghiên cứu chuyên biệt của cơ quan này để phục vụ công tác điều tra.

Quá trình nghiên cứu, đánh giá vũ khí hóa học đã được sử dụng hay không dự kiến kéo dài từ 2-3 tuần trước khi có thể kết luận chính thức.

OPCW là cơ quan giám sát vũ khí hóa học của LHQ có thẩm quyền điều tra vụ việc này.

Ngày 4/4, ít nhất 87 người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bị nghi là sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Khan Sheikhun do quân nổi dậy chiếm đóng ở Syria.

Mỹ và phương Tây đã cáo buộc các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad đã thực hiện vụ tấn công này.

Với lý do Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã bất ngờ hạ lệnh phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Syria.

Phản ứng của Mỹ gây những tranh cãi gay gắt trong cộng đồng quốc tế. Phía phản đối cho rằng Mỹ đã tấn công một nước có chủ quyền khi không có lý do rõ ràng.

Vụ cáo buộc Chính phủ của Tổng thống Syria Assad được đưa lên Hội đồng bảo an LHQ vào ngày 12/4 với dự thảo nghị quyết lên án Syria do Mỹ, Anh, Pháp soạn.

Nghị quyết không thể có hiệu lực do Nga phủ quyết.

Đến thời điểm này, việc điều tra cụ thể được chuyển tới Tổ chức cấm vũ khí hóa học LHQ.

Chính phủ Syria của Tổng thống Assad trước đó cũng đã gửi yêu cầu điều tra vụ việc lên OPCW. Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng lên tiếng ủng hộ cuộc điều tra của cơ quan này.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov  tuyên bố cuộc điều tra cần được tiến hành tại nơi xảy ra vụ việc và phải có sự tham gia của các chuyên gia ngoài các nước phương Tây.

Về phía mình, trả lời hãng tin AFP ngày 12/4 , Tổng thống Syria khẳng định Mỹ chắc chắn đã bịa đặt 100% để lấy cớ gây ra cuộc tấn công. Ông Assad khẳng định quân đội Syria đã từ bỏ tất cả các loại vũ khí hóa học, đồng thời tuyên bố sẽ chỉ chấp thuận tiến hành một cuộc điều tra "không thiên vị" về vụ việc này.

Trong một diễn biến liên quan, các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ngày 12/4 khẳng định kiên quyết ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, nhấn mạnh sự cần thiết để chính người Syria giải quyết hòa bình cuộc xung đột Syria.

Lên án việc sử dụng vũ khí hóa học trong mọi trường hợp, các nước BRICS cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế duy trì sự thống nhất khi đánh giá các trường hợp nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác giữa Tổ chức Cấm vũ khí hóa học thuộc LHQ với chính quyền Syria.

Thanh Xuân