• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm 2024

(Chinhphu.vn) - Ngày 9/5 tại Đà Nẵng, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam tổ chức hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024.

09/05/2024 16:07
Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm 2024- Ảnh 1.

Quang cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Hội nghị nhằm tổng kết, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, công tác điều phối, phối hợp trong phòng ngừa, ứng phó thảm họa năm 2023. Trên cơ sở đó chuẩn bị các nguồn lực, vận động nguồn lực để chủ động các hoạt động giai đoạn phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm 2024.

Theo đó, năm 2023 Việt Nam xảy ra hơn 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Trong đó, một số đợt lớn, gây hậu quả nghiêm trọng như sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng); lũ quét tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát (Lào Cai) khiến 9 người chết; 3 đợt mưa lớn tại miền Trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 làm 14 người chết, mất tích...

Tính từ tháng 1/2023 đến nay, thiên tai đã làm 166 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng.

Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm 2024- Ảnh 2.

Việt Nam là địa phương chịu nhiều thiên tai - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Năm 2023, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã triển khai các hoạt động cứu trợ khẩn cấp các gia đình có người thương vong do thiên tai, thảm họa tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Hà Nội, Quảng Nam, Yên Bái, Thừa Thiên Huế với tổng trị giá 1,3 tỷ đồng; triển khai dự án viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ quét năm 2023 của Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ Quốc tế trên 9,4 tỷ đồng tại 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Đắk Nông.

Triển khai chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn" hỗ trợ 1.980 cờ Tổ quốc, 135 nhà an toàn phòng chống thiên tai cho ngư dân với tổng giá trị 6,75 tỷ đồng, 500 áo phao cho ngư dân với tổng giá trị 750 triệu đồng.

Hội cũng đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phòng ngừa thiên tai, thảm họa, như: Dự án "Mô hình toàn diện về cộng đồng an toàn", dự án "Xanh hóa hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai", dự án "Hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo" đối với nắng nóng...

Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam triển khai công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm 2024- Ảnh 3.

Đà Nẵng đối mặt với ngập lụt trong năm 2023 vừa qua - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Sẻ chia tấm lòng, tình cảm của nhân dân Việt Nam trước những thiệt hại, mất mát to lớn của bạn bè quốc tế trong thiên tai, thảm họa, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã ra lời kêu gọi trong nước ủng hộ gần 45 tỷ đồng trợ giúp nhân dân hai nước Syria và Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động, kịp thời hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng mưa đá, giông lốc tại các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cháy và sự cố nghiêm trọng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh... trên cả nước.

Để sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó thiên tai năm 2024, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam sẽ thực hiện nhiều kế hoạch: Kiện toàn, nâng cao chất lượng lực lượng ứng phó các cấp; tập huấn, hướng dẫn, áp dụng quy trình chuẩn trong ứng phó thảm họa, trong các chương trình cứu trợ khẩn cấp; nâng cao hiệu quả công tác vận động nguồn lực cứu trợ; ứng phó và hỗ trợ phục hồi; rà soát bổ sung các mặt hàng cứu trợ tại 4 kho hàng dự trữ của Trung ương Hội…

Đồng thời chỉ đạo các tỉnh, thành hội tiếp tục tăng cường triển khai nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 553/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" và tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình cộng đồng an toàn tại các địa phương.

Hiện cả nước có hơn 400.000 tình nguyện viên Chữ thập Đỏ. Trong đó, mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất 1 đội tình nguyện viên về phòng ngừa và ứng phó thảm họa.

Lưu Hương