• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Họp trực tuyến - Phương thức làm việc tiết kiệm, hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Riêng trong khoảng 4 năm qua, hơn 100 cuộc họp của Chính phủ được tổ chức qua hình thức hội nghị trực tuyến, một số Bộ ngành, địa phương cũng đã triển khai hình thức họp này.

07/12/2012 09:47

Hình ảnh một cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Như đã thông tin, trong 2 ngày 26 và 27/12 tới đây, Chính phủ sẽ họp trực tuyến với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Việc tổ chức họp trực tuyến sẽ tiết kiệm được hàng tỷ đồng so với cuộc họp tổ chức theo kiểu tập trung truyền thống; thực hiện một cách cụ thể chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, chi tiêu công.

Ông Phùng Văn Ổn - Giám đốc Trung tâm tin học, Văn phòng Chính phủ cho biết, từ tháng 3/2009 đến nay, Chính phủ đã tổ chức rất nhiều cuộc họp truyền hình trực tuyến với các địa phương gắn với công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội đất nước. Hình thức họp trực tuyến được Chính phủ tổ chức thường xuyên, tính trung bình 1 năm Chính phủ tổ chức khoảng 30 cuộc họp trực tuyến, trong đó có các cuộc họp Chính phủ chuyên đề về bão lũ, an toàn thực phẩm...

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông. hiện nay trên cả nước đã có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 11 Bộ, cơ quan ngang Bộ triển khai hệ thống họp trực tuyến nội bộ, nội tỉnh và có địa phương đã triển khai họp trực tuyến đến cấp cơ sở huyện, xã như Quảng Ninh, Phú Thọ,...

Để nhân rộng mô hình hội nghị trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án “Tổ chức họp trực tuyến từ Trung ương đến cấp xã, phường”. Với đề án này, khi họp truyền hình trực tuyến giữa Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tất cả các quận, huyện và xã có thể theo dõi thời gian thực hình ảnh của điểm cầu Hà Nội cũng như hội nghị có thể trao đổi với một huyện, xã trong cả nước.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Hồ Sỹ Lợi – Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Hệ thống truyền hình hội nghị phục vụ Chính phủ được đưa vào vận hành với các điểm cầu kết nối giữa Văn phòng Chính phủ với 63 tỉnh thành đã phục vụ hơn 300 phiên họp trực tuyến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với địa phương; các phiên họp của các Bộ, ngành với các tỉnh, thành, các Sở, ngành trên cả nước. Trong số 40 Bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống họp trực tuyến, có tới 90% hệ thống hội nghị truyền hình của các bộ, ngành, địa phương sẵn sàng kết nối vào hệ thống hội nghị truyền hình của Chính phủ.

Hình thức họp trực tuyến sẽ tạo điều kiện để đưa công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương được nhanh chóng, đạt hiệu quả, càng có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp như giải quyết công việc thiên tai, dịch bệnh bất thường xảy ra..., góp phần phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ kịp thời, thông suốt từ Trung ương đến các cấp.

Đồng thời hình thức họp trực tuyến cũng tạo lập môi trường làm việc trên mạng, đổi mới phương thức làm việc, thúc đẩy cải cách hành chính và hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

Trần Thơm – Đức Mạnh