• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Con người - Nhân tố quan trọng nhất đưa đất nước phát triển

(Chinhphu.vn) - Trong những nhân tố tạo nên sức mạnh đưa đất nước tiến lên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh nhân tố con người là quan trọng nhất.

09/10/2013 19:45

 

Đại tướng với các nhà khoa học tại Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 28/3/1983. Ảnh tư liệu

Khi nêu “sự bức bách phải làm cho khoa học thật sự trở thành một động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thấy rõ “sự cần thiết đối với cấp lãnh đạo phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, đổi mới cơ chế quản lý”.

Về nội dung đổi mới tư duy, ông nhấn mạnh mấy điểm:

Thứ nhất, trong những nhân tố tạo nên sức mạnh để đưa đất nước tiến lên, nhân tố con người là quan trọng nhất. Cần làm tốt chiến lược đào tạo thế hệ trẻ, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.

Thứ hai, cần có nhận thức mới, đúng đắn về vai trò động lực của khoa học và giáo dục đối với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Thứ ba, cần có một chính sách đúng đắn và thích hợp về kỹ thuật và công nghệ quốc gia, nhằm nâng cao năng lực làm chủ kỹ thuật và công nghệ của đất nước.

Trong khi hết sức coi trọng chính sách tiếp thu những thành tựu khoa học, nhập các kỹ thuật và công nghệ từ các nước trên thế giới, nhất là các nước tiên tiến nhất, chúng ta vẫn phải quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu cơ bản định hướng vào đối tượng cụ thể là con người và xã hội Việt Nam, tài nguyên và điều kiện thiên nhiên nhiệt đới của nước ta để có thể có được những chương trình, kế hoạch thích hợp. Không chấp nhận mọi sự đầu tư tùy tiện từ nước ngoài.

Thứ tư, muốn cho khoa học phát huy được tác dụng đến kinh tế, thì phải đầu tư cho khoa học, đầu tư về nhân lực, về vật chất kỹ thuật và tài chính. Đây là sự đầu tư chiến lược, nhằm tạo ra nguồn dự trữ chiến lược quan trọng nhất của đất nước.

Tất yếu, cần khẳng định sản phẩm khoa học kỹ thuật do lao động khoa học và kỹ thuật tạo ra (ở dạng sản phẩm chất xám hay sản phẩm vật chất) về cơ bản cũng là sản phẩm hàng hóa, một thứ hàng hóa đặc biệt. Bởi thế phải có chế độ trả công cho lao động khoa học tương xứng với hiệu quả lao động đặc biệt đó đem lại. Chấm dứt tình trạng thang lương của thầy cô giáo và kỹ sư thấp hơn lương những người lao động đơn giản, càng thấp hơn thu nhập của thầy bói, thầy cúng.

Thứ năm, phải mở rộng và tăng cường sự trao đổi và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, mở rộng giao lưu và quan hệ quốc tế, trao đổi thông tin, tiếp xúc trực tiếp, coi đó là điều kiện cực kỳ quan trọng để vươn lên về trình độ học vấn, về công nghệ và sản xuất, tạo ra được tiềm lực cạnh tranh trong hoạt động kinh tế.

Thứ sáu, phải liên kết, tiến tới nhất thể hóa giáo dục-khoa học-sản xuất; nhất thể hóa khoa học với kinh tế, kinh tế với khoa học.

Thứ bảy, hoạt động khoa học-kỹ thuật đòi hỏi một môi trường thật sự dân chủ đối với tư duy khoa học, một môi trường xã hội thuận lợi, tôn trọng trí thức, khuyến khích nhân tài, thúc đẩy sự sáng tạo khoa học, sự tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Nhìn thẳng vào hiện trạng, Đại tướng có nhận xét: “Chúng ta cần nhìn nhận một sự thật là: Cho đến nay, hoạt động khoa học kỹ thuật nước ta còn xa mới có được một môi trường thuận lợi”.

Một yêu cầu bức thiết là cần phải có sự đổi mới về tổ chức và cơ cấu quản lý. Xóa bỏ lề lối quan liêu bao cấp, các lề lối làm mất đi tính năng động của kinh tế và khoa học.

Phải thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành cơ chế quản lý mới, thừa nhận quyền chủ động thật sự của các cơ sở kinh tế cũng như các cơ quan khoa học, loại trừ sự áp đặt đối với các kết luận khoa học, loại trừ lề lối làm việc độc quyền của các cơ quan tham mưu trong quá trình chuẩn bị các quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Phải thực hiện dân chủ hóa, chống mọi biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, thiếu tôn trọng đối với giá trị sáng tạo của lao động khoa học, ngay trong bản thân các cơ quan khoa học.

Cơ chế ấy còn phải thể hiện tinh thần dân chủ trong việc lựa chọn những cán bộ khoa học có đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và chuyên môn, để đảm đương những trọng trách về khoa học của quốc gia, kể cả việc tuyển chọn các chủ nhiệm chương trình và chủ nhiệm đề tài của Nhà nước. Loại trừ lề lối làm việc thiếu dân chủ, tùy tiện và vô trách nhiệm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai nền khoa học và nền giáo dục nước nhà.

Việc dân chủ hóa còn cần thể hiện trong mở rộng quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế, cũng như các cơ quan, khoa học kỹ thuật và đào tạo. Từng bước, chuyển các cơ quan nghiên cứu, triển khai sang chế độ hạch toán kinh tế và tự cấp vốn khi đã có mối liên kết ngang với các cơ sở kinh tế-sản xuất.

Các cơ quan khoa học, trường đại học có quyền chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch trên cơ sở những nhiệm vụ được Nhà nước giao và các hợp động kinh tế ký kết với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ… thuộc các thành phần kinh tế khách nhau.

Các cơ quan khoa học được tự chủ về tài chính, biên chế, được tiếp xúc trực tiếp với thị trường kỹ thuật, được quyền chủ động hợp tác và quan hệ trực tiếp với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài.

Thực hiện dân chủ hóa và công khai hóa, chống mọi biểu hiện độc quyền, độc đoán trong tổ chức, hoạt động khoa học-kỹ thuật. Ban hành các luật lệ cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, quyền tác giả.

Chương tình toàn diện này được Đại tướng đưa ra vào tháng 1/1989. Hơn hai mươi năm đã trôi qua, nó đã chứng minh tính đúng đắn trong dự án kiến thiết nước nhà của ông và là mơ ước của những người làm công tác khoa học-kỹ thuật.

Những kế sách Đại tướng đưa ra, dù chưa được thực thi như ý muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đến ngày nay nó là những minh chứng biểu hiện một bộ óc kinh bang tế thế uyên bác và sáng suốt, khả dĩ đã có thể đưa đất nước ta sớm ra khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển.

Ngay từ năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất những bước đi quan trọng trong việc xây dựng đất nước:
  1. Chuyển đổi sang cơ chế kinh tế nhiều thành phần.
  2. Đổi mới về tổ chức và cơ cấu quản lý trong khoa học.
  3. Thực hiện cơ chế quản lý dân chủ hóa và công khai hóa.

Trần Thái Bình

(Trích từ sách "Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm")